Kiểm tra cuối kì I môn GDCD

Thứ bảy - 24/02/2024 11:05
Ngày soạn: 21/12/2023
Lớp dạy: 6EG
TÊN BÀI DẠY:
TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Thời gian thực hiện: 45 PHÚT
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
  - Tổng hợp các phẩm chất đã được học từ đầu kì
2.Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học
- Điều chỉnh hành vi
- Phát triển bản thân
- Tư duy phê phán
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái
- Trách nhiệm
- Chăm chỉ
- Trung thực, tự giác
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. GV: Máy tính, bài kiểm tra trên Gogle form
2. HS: Máy tính, điện thoại
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Mở đầu
- GV nêu mục tiêu, quy định của giờ kiểm tra
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới





MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: GDCD LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng
điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời gian (phút)
Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) TN TL
1 Tôn trọng sự thật Tôn trọng sự thật 4 3 1 10         4 1 13 20
2 Tự lập Tự lập 3 7,5 4 5         6 1 12,5 35
3 Tự nhận thức về bản thân Tự nhận thức về bản thân 2 1,5     0,5 10 0,5 8 2 1 19,5 45
Tổng 9 12 5 15 0,5 10 0,5 8 12 3 45 10
Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 30 70   100
Tỉ lệ chung (%) 70 30 100   100











MẪU BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
1 Tôn trọng sự thật Cả bài Nhận biết
HS biết sự thật là gì và biểu hiện của tôn trọng sự thật.
Thông hiểu
Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.
Vận dụng
- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.
Vận dụng cao:
Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
4 1    
2 Tự lập Cả bài Nhận biết                  
- Nêu được khái niệm tự lập.            
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
Thông hiểu
Hiểu vì sao phải tự lập.
Vận dụng
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Tự thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở nhà trường và trong sinh hoạt cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Vận dụng cao:
Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3 4    
3 Tự nhận thức về bản thân Cả bài Nhận biết
Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
Thông hiểu
Hiểu vì sao phải tự nhận thức bản thân.
Vận dụng
- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân; xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
Vận dụng cao:
Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
2   0,5 0,5
Tổng   9 5 0,5 0,5
ĐỀ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là gì?
    A. Trung thành.            B. Trung thực.                   C. Tự lập.                           D. Tiết kiệm.
Câu 2: Tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện của người
    A. sống có mục đích.                                               B. sống có ý chí.
    C. tự nhận thức bản thân.                                       D. tự hoàn thiện bản thân.
Câu 3: Người không có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?
    A. Trưởng thành hơn.                                              B. Mọi người kính trọng.
    C. Mọi người chê cười.                                           D. Thành công trong cuộc sống.
Câu 4: Để hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc chúng ta cần
    A. tiết kiệm.                                                              B. tôn trọng sự thật.
    C. lao động tự giác.                                                 D. tự lập.
Câu 5: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân?
    A. Biết lập kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu thực hiện.
    B. Có người giúp đỡ thường xuyên.
    C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
    D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
Câu 6: Biết suy nghĩ, nói và làm đúng theo những gì đang diễn ra trên thực tế là biểu hiện của đức tính
    A. giản dị.                                                                 B. tôn trọng sự thật.
    C. tự nhận thức bản thân.                                       D. trung thực.
Câu 7: Đâu là đối tượng cần tôn trọng sự thật?
    A. Tòa án, công an.      B. Tất cả học sinh.           C. Thầy cô giáo.               D. Mọi người.
Câu 8: Nhận định nào sau đây nêu lên cách rèn luyện để biết cách tôn trọng sự thật?
    A. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè.
    B. Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của bản thân.
    C. Cần rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
    D. Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
Câu 9: Đối lập với tự lập là gì?
    A. Tự chủ.                      B. Tự tin.                           C. Ỷ lại.                             D. Ích kỉ.
Câu 10: Hoạt động nào sau đây thể hiện tính tự lập?
    A. Nhờ bạn chép bài hộ.
    B. Ở nhà chơi, xin tiền bố mẹ đi lấy vợ.
    C. Tự giặt quần áo của mình.
    D. Đi học đúng giờ.
Câu 11: Câu tục ngữ “Hữu thân hữu khổ nói đến điều gì”?
    A. Tự lập.                       B. Trung thực.                   C. Đoàn kết.                      D. Tiết kiệm.
Câu 12: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn Mai giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó thể hiện điều gì?
    A. Mai là người tự lập.                                            B. Mai là người ỷ lại.
    C. Mai là người tự ti.                                               D. Mai là người tự tin.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13: (2 điểm)Theo em, thế nào là tự lập? Em đã có những việc làm nào (nêu từ 2 việc làm) để thể hiện sự tự lập của bản thân?
Câu 14: (2 điểm)Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Bác sĩ và người thân che giấu bệnh nhân về tình hình sức khỏe để họ lạc quan sống quãng đời còn lại là không tôn trọng sự thật.
b. Chúng ta cần tôn trọng sự thật trong mọi trường hợp.
Câu 15: (3 điểm)Mai được các bạn bầu làm lớp trưởng, Mai có năng lực tổ chức và rất tích cực trong các công việc của lớp. Tập thể lớp từ khi do Mai làm lớp trưởng đã có những tiến bộ rõ rệt. Xong bạn cũng trở nên tự cao tự đại, thường tỏ ra coi thường, đôi khi còn nặng lời với các bạn trong lớp. Vì vậy, từ chỗ quý mến Mai mọi người đã dần xa lánh bạn.
            Theo em, Mai có thể lấy lại được niềm tin và tình cảm của mọi người không? Muốn làm được điều đó Mai phải làm gì?


HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
 
1 C
2 C
3 C
4 B
5 A
6 B
7 D
8 A
9 C
10 D
11 A
12 A
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 13 (2 điểm)Theo em, thế nào là tự lập? Em đã có những việc làm nào (nêu từ 2 việc làm) để thể hiện sự tự lập của bản thân?
Gợi ý làm bài:
 
Trả lời Điểm
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình trong cuộc sống.
- Nêu việc làm:
+ Tự làm bài tập.
+ Tự dọn dẹp phòng ở.
(Giáo viên chấm theo câu trả lời của học sinh. Mỗi việc làm đúng 0,5 điểm)
1


0,5
0,5
 

Câu 14 (2 điểm)Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Bác sĩ và người thân che giấu bệnh nhân về tình hình sức khỏe để họ lạc quan sống quãng đời còn lại là không tôn trọng sự thật.
b. Chúng ta cần tôn trọng sự thật trong mọi trường hợp.
Gợi ý làm bài:
Trả lời Điểm
a. Không đồng ý. Vì họ tôn trọng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Họ che giấu để người bệnh vui vẻ chứ không làm bóp méo sự thật, đó không phải việc xấu.
b. Đồng ý. Vì: Sự giúp con người tin tưởng gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống tốt đẹp hơn.
(GV chấm theo câu trả lời của HS)
1

1
 








Câu 15 (3 điểm)Mai được các bạn bầu làm lớp trưởng, Mai có năng lực tổ chức và rất tích cực trong các công việc của lớp. Tập thể lớp từ khi do Mai làm lớp trưởng đã có những tiến bộ rõ rệt. Xong bạn cũng trở nên tự cao tự đại, thường tỏ ra coi thường, đôi khi còn nặng lời với các bạn trong lớp. Vì vậy, từ chỗ quý mến Mai mọi người đã dần xa lánh bạn.
            Theo em, Mai có thể lấy lại được niềm tin và tình cảm của mọi người không? Muốn làm được điều đó Mai phải làm gì?
Gợi ý làm bài:
Trả lời Điểm
- Theo em là có. Vì Mai thật sự có năng lực và mọi người đều công nhận điều đó.
- Mai cần:
+ Phải suy nghĩ về hành động của mình, nhờ mọi người xung quanh nhận xét và góp ý cho mình.
+ Lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người và có kế hoạch thay đổi, sửa chữa lỗi lầm.
(GV chấm theo câu trả lời của HS)
1

2

 


              








 

Tác giả: Minh Nguyễn Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây