BÀI MỞ ĐẦU
LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Một số dụng cụ và hoá chất trong môn KHTN 8
1. Một số dụng cụ thí nghiệm STT | DỤNG CỤ | VÍ DỤ | Công dụng |
1 | Dụng cụ đo thể tích | | |
2 | Dụng cụ đựng hóa chất | | |
3 | Dụng cụ đun nóng | | |
4 | Dụng cụ lấy hóa chất, khuấy, trộn hóa chất | | |
5 | Dụng cụ giữ cố định và để ống nghiệm | | |
- Một số hoá chất thí nghiệm
STT | Hóa chất | Ví dụ | Thao tác lấy hóa chất |
1 | Hóa chất rắn | | |
2 | Hóa chất lỏng | | |
3 | Hóa chất nguy hiểm | | |
4 | Hóa chất dễ cháy nổ | | |
Chú ý: Khi đun hóa chất: hơ nóng toàn bộ ống nghiệm rồi đun trực tiếp chỗ chứa hóa chất, với hóa chất lỏng ( nghiêng góc 60o, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người
II. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
- Đảm bảo các hóa chất phải có ...................................................
- Thao tác thí nghiệm ………….và thực hiện nghiêm túc các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn
III. Thiết bị điện
1. Một số thiết bị điện trong môn KHTN 8 STT | Thiết bị điện cơ bản | Công dụng |
1 | Điện trở và biến trở | |
2 | Điốt và điốt phát quang | |
3 | Pin | |
4 | Oát kế | |
5 | Công tắc | |
6 | Cầu chì | |
7 | Một số đồng hồ đo điện cơ bản ( Ampe kế A - Vôn kế V) | |
2 Một số lưu ý sử dụng điện an toàn
- Thực hiện đúng nội quy
- Đảm bảo các yêu cầu
- Chỉ tiến hành khi giáo viên hay người lớn kiểm tra và cho phépB.BÀI TẬP
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1:(NB) Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?A. Thìa thủy tinh B. Đũa thủy tinh C. Kẹp gắp Dụng cụ bất kì có thể khuấy được
Câu 2:(NB) Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?
A. Cốc B. Bình tam giác C. Ống nghiệm D. Bát sứ
Câu 3:(NB) Nếu dùng để kẹp ống nghiệm thì nên đặt kẹp ở vị trí nào?A. ở vị trí gần miệng ống nghiệm
B. ở vị trí 1/2 ống nghiệm
C. ở vị trí 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
D. ở vị trí 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống
Câu 4: (NB)Hóa chất dễ cháy nổ là:A. Carbon ( C) B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2)
C. Sulfur (S) D. Hydrogen (H2)
Câu 5: (NB) Khi sử dụng hóa chất chúng ta cần phải:A. Ngửi, nếm hóa chất.
B. Sử dụng tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
C. Sau khi lấy hóa chất xong cần phải đậy kín các lọ đựng hóa chất.
D. Đổ hóa chất trực tiếp vào cống thoát nước hoặc đổ ra môi trường.
Câu 6: (NB) Chọn đáp án đúng, đầy đủ nhất. Nhãn hóa chất cho biết:A. Tên hóa chất B. Kí hiệu hóa học
C. Hình ảnh hóa chất D. Các thông tin cần thiết và chủ yếu về hóa chất
Câu 7: (NB) Thiết bị nào trong mạch điện giữ an toàn cho mạch điện bằng cách tự ngắt dòng điện khi dòng điện qua nó lớn tới một giá trị nhất định?A. Công tắc B. Pin C. Điện trở D. Cầu chì
Câu 8: (TH) Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý:A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất.
B. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°(so với phương nằm ngang).
C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°.
Câu 9:(TH) Chất nào có thể dùng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng?A. Nước B. Cát khô C. CO2 D. Nước đá
Câu 10:(TH)Việc đầu tiên khi có đám cháy ở phòng thí nghiệm
A. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.B. Cắt điện khu vực xảy ra cháy.
C. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.
D. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.
Câu 11:(TH) Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên?
A. Lấy tay hốt hóa chất bị đổ vào ống hóa chất khác.
B. Dùng tay nhặt ống hóa chất đã vỡ vào thùng rác.
C. Trải giấy thấm lên dung dịch đã bị đổ ra ngoài.
D. Gọi cấp cứu y tế. Câu 12:(TH) Nhãn hóa chất trên cho biết thông tin cơ bản nào - Sulfuric acid, 98%
- Acetic acid, 98%
- AR, 98%
- CAS, 98%
Câu 13: (VD)Trong giờ học thực hành môn KHTN: Bạn Nam nói chuyện riêng nhiều, đến lượt giáo viên gọi Nam lên làm một thí nghiệm đơn giản sau khi học xong qui tắc và cách thực hiện thí nghiệm. Hoạt động nào mà Nam làm sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 14: (VD) Nội dung bức tranh trên cho biết khi thực hiện thí nghiệm chúng ta cần - Đọc kĩ thông tin nhãn mác, hướng dẫn sử dụng, thực hiện đúng quy tắc an toàn PTN
- Không cần thông tin nhãn mác, pha theo ước lượng
- Không cần thông báo cho giáo viên, tự ý thực hành và lấy hóa chất
- Bỏ qua cảnh báo về biển báo trong phòng thí nghiệm.
Câu 15: (VD) Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?
A. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
B. Mở toang cửa sổ cho thủy ngân bay ra, đeo găng tay và khẩu trang khi thu gọn.
C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
D. Gọi cấp cứu y tế.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Điền tên các dụng cụ thí nghiệm tương ứng
( Sưu tầm cô Trang Vũ)
Câu 2: Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở hình sau?
Câu 3: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và cách lấy hoá chất lỏng
Câu 4: Sử dụng thiết bị đo pH phù hợp để xác định pH của các mẫu sau:
Câu 5: Quan sát ampe kế và vôn kế trong a.Chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế
b.Chỉ ra sự khác nhau của 2 dụng cụ này
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 1: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
A. NỘI DUNG BÀI HỌC
Sự biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi ……………………
…………………….……………………………………………………………………
………………………………..
Ví dụ: …………………………………………………………………………………………
Sự biến đổi hóa học là hiện tượng chất …………………………………………
Ví dụ:……………………………………………………………………………………….
Phân biệt sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
+ Biến đổi hóa học: ......................................................................................
+ Biến đổi vật lí: ……………………………………………………………..
B.BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.NB Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Nước hồ bị bốc hơi khi trời nắng.
B. Diêm bị cháy khi quẹt vào vỏ hộp diêm.
C. Thịt bị cháy khi nướng.
D. Pháo hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ.
Câu 2.NB Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng biến đổi vật lí là
A. chỉ biến đổi về trạng thái. B. có sinh ra chất mới.
C. biến đổi về hình dạng. D. khối lượng thay đổi.
Câu 3.NB Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Bóng đèn phát sáng, kèm theo tỏa nhiệt.
B. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.
C. Đun nóng đường, đường chảy rồi chuyển thành màu đen, có mùi hắc.
D. Trời nắng, nước bốc hơi thành hình mây.
Câu 4. NBTrong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Khí hydrogen cháy.
B. Gỗ bị cháy.
C. Sắt nóng chảy.
D. Sắt (iron) bị gỉ.
Câu 5.NB. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối.
B. Mở lọ nước hoa thấy có mùi thơm.
C. Cồn bay hơi khi mở nắp.
D. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.
Câu 6.NB Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?
A. Nước hóa rắn ở 0oC.
B. Cơm để lâu bị ôi thiu.
C. Đường cháy thành than.
D. Sữa chua lên men.
Câu 7.NB Xé vụn mẩu giấy là hiện tượng của
A. sự biến đổi hóa học.
B. sự biến đổi vật lí.
C. không phải cả hai hiện tượng trên.
D. sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học.
Câu 8.TH Sự biến đổi nào sau đây không phải là biến đổi hóa học?
A. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí carbonic và hơi nước.
B. Hòa tan muối ăn vào nước tạo thành dung dịch muối.
C. Sắt (iron) cháy trong lưu huỳnh (sulfur) tạo thành muối iron (II) sulfide.
D. Khí hydrogen cháy trong oxygen tạo thành nước.
Câu 8.TH Cho quá trình sau:
Đường kính Nước đường Đường kính Đường nóng chảy
Than
Giai đoạn nào có biến đổi hóa học?
A. II. B. III. C. I. D. IV.
Câu 9.TH Cho các quá trình sau: - Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh.
- Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
- Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
- Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
- Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.
Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 10.TH Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?
A. Hiện tượng băng tan.
B. Hòa tan vôi sống vào nước thu được vôi tôi.
C. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.
D. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các giọt sương tan dần.
Câu 11.TH Cho một số nhận định sau: - Biến đổi hóa học là sự biến đổi chất có sinh ra chất mới.
- Trong phản ứng hóa học, tính chất của các chất vẫn giữ nguyên.
- Phản ứng hóa học chỉ xảy ra khi có chất xúc tác hoặc đun nóng.
- Sự quang hợp của cây xanh là biến đổi hóa học.
Số nhận định sai là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 12.VD Trong số những quá trình dưới đây:(a) Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong khí oxygen tạo ra chất khí mùi hắc (sulfur dioxide).
(b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
(c) Trong lò nung đá vôi, calcium carbonate chuyển dần thành vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra ngoài.
(d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. (e) Dây sắt (iron) được cắt thành từng đoạn nhỏ và tán đinh.
(f) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.
(g) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (acetic acid) chua.
(h) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi.
Hãy cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học? - (a), (b), (e), (f), (g).
- (a), (c), (f), (g).
- (a), (b), (c), (f), (h).
- (a), (d), (f), (g).
Câu 13.VD Lái xe sau khi uống rượu thường dễ gây tai nạn nên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn bằng cách dùng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do - rượu tác dụng với chất có trong dụng cụ tạo ra chất mới.
- rượu làm hơi thở nóng hơn nên máy ghi nhận được.
- rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi.
- rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được.
Câu 14.VD Khí sinh hoạt biogas thường được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt (quá trình 1). Sau đó, quá trình đốt cháy khí biogas sẽ cung cấp nguồn năng lượng nhiệt dồi dào để phục vụ cho quá trình sinh hoạt, sản xuất, thay thế một phần cho các nguồn năng lượng khác (quá trình 2). Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:
A. Không có quá trình nào diễn ra sự biến đổi hóa học.
B. Cả hai quá trình 1 và 2 đều diễn ra sự biến đổi hóa học.
C. Chỉ có quá trình 1 diễn ra sự biến đổi hóa học.
D. Chỉ có quá trình 2 diễn ra sự biến đổi hóa học.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Vẽ sơ đồ bằng chữ mô tả quá trình (sự thay đổi về trạng thái, kích thước…) và hiện tượng sở thí nghiệm 1 (thể hiện tính chất vật lí của sodium chloride).
Câu 2. Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó một điều đáng lo ngại là hiện tượng băng tan ở cả hai cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không? Giải thích.
Câu 3. Hãy cho biết quá trình nào sau đây xảy ra biến đổi hóa học, quá trình nào xảy ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.
(a) Quả táo để lâu ngày bị hỏng.
(b) Vỏ lon nước ngọt bị bóp méo.
(c) Bánh mì bị nướng cháy.
(d) Hạt gạo bị xoay nhuyễn thành bột gạo.
Câu 4. Để sản xuất sulfuric acid (H2SO4) là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pyrite (FeS2). Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pyrite (FeS2) rồi nung nóng ở nhiệt độ cao thu được iron (III) oxide (Fe2O3) và sulfur dioxide (SO2). Sau đó oxygen hóa sulfur dioxide bằng oxygen với xúc tác thích hợp ở 450oC thu được sulfur trioxide (SO3). Cuối cùng cho sulfur trioxide vào nước người ta thu được sulfuric acid (H2SO4).
(a) Hãy cho biết trong quá trình trên giai đoạn nào xảy ra biến đổi vật lí? Giai đoạn nào xảy ra biến đổi hóa học? Giải thích.
(b) Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học. .
Câu 5. Khi nấu canh cua thì ta thấy các mảng gạch cua nổi lên trên. Vậy đây là hiện tượng biến đổi vật lí hay hiện tượng biến đổi hóa học? Giải thích.
Câu 6: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Câu 7 . Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi hóa học.BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Phản ứng hóa học là gì?
Quá trình biến đổi..................................................................................................
.............................................................................................................................
- Chất hoặc các chất phản ứng là:...........................................................................
.............................................................................................................................
- Chất hoặc các chất sản phẩm là:...........................................................................
.............................................................................................................................
- Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng Tên các chất sản phẩm
Ví dụ: ……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
II. Diễn biến của phản ứng hóa học
- Các biến đổi hóa học xảy ra khi:..........................................................................
.............................................................................................................................
- Trong phản ứng hóa học:
+ Liên kết giữa các nguyên....................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố:........................................................................
III. Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra Để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau: - ........................................................................................................................... ............................................................................................................................. Ví dụ: Trong phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid, quan sát thấy có bọt khí bay lên. |
............................................................................................................................. Ví dụ: Khi đốt nến, nến cháy có sự tỏa nhiệt và phát sáng. |
IV. Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt - Khái niệm
- Năng lượng của phản ứng hóa học là:...................................................................
- Phản ứng tỏa nhiệt là:..........................................................................................
Ví dụ:...................................................................................................................
- Phản ứng thu nhiệt là:..........................................................................................
............................................................................................................................. - Ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt
Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt có ứng dụng chính là:............... .............................................................................................................................
B.BÀI TẬP
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1 NB. Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra phản ứng hóa học hóa học?
A. Muối ăn hòa vào nước thành nước muối. B. Bật bếp ga thấy lửa màu xanh.
C. Cồn bay hơi khi mở nắp. D. Mở lọ nước hoa thấy mùi thơm.
Câu 2 NB. Phản ứng hóa học là
A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.
B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
C. sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.
D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.
Câu 3NB. Sản phẩm của phản ứng: sodium + oxygen sodium oxide là
A. sodium. B. oxygen.
C. sodium oxide. D. sodium và oxygen.
Câu 4NB. Sản phẩm của phản ứng: iron + hydrochloric acid iron (II) chloride + hydrogen là
A. iron. B. hydrochloric acid.
C. iron (II) chloride. D. iron (II) chloride và hydrogen.
Câu 5.NB Chất phản ứng của phản ứng: aluminium + chlorine aluminium chloride là
A. aluminium. B. aluminium chloride.
C. chlorine. D. aluminium và chlorine.
Câu 6.NB Cho phản ứng: iron (II) hydroxide + oxygen + nước iron (III) hydroxide. Số chất phản ứng trong phản ứng trên là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7NB. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
B. chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.
C. chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
D. các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.
Câu 8. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó
A. hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
B. các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
C. các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
D. các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 9.TH Các câu sau, câu nào sai?
A. Trong phản ứng hoá học các nguyên tử được bảo toàn.
B. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phân chia.
C. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phân chia.
D. Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phá vỡ.
Câu 10.TH Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.
B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.
C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ.
D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.
Câu 11.TH Cho các hiện tượng sau sau:
(a). Hiện tượng băng tan.
(b). Thức ăn bị ôi thiu.
(c). Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.
(d). Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
Số hiện tượng có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu12.TH Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3. B. Phản ứng đốt cháy khí gas.
C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước. D. Phản ứng phân hủy đường.
Câu 13.TH Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
A. Phản ứng đốt cháy cồn. B. Phản ứng quang hợp.
C. Phản ứng đốt cháy xăng. D. Phản ứng đốt cháy que diêm.
Câu 14.TH Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Phản ứng cháy của C2H5OH. B. Phản ứng nung đá vôi ( CaCO3).
C. Phản ứng cháy của sulfur (S) trong không khí D. Phản ứng cháy của carbon (C) trong khí O2
Câu 15. VDCho các quá trình sau:
(a) Quá trình thức ăn bị ôi thiu.
(b) Đun đường, đường ngả màu nâu rồi chuyển thành màu đen.
(c) Thổi quả bóng bay căng đến phát nổ.
(d) Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
(e) Rượu để lâu ngày trong không khí thì có mùi chua.
Số quá trình xảy ra phản ứng hóa học là
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16.VD Cho các quá trình sau:
(a) Sắt (iron) được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
(b) Vành xe đạp bằng sắt (iron) bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.
(c) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.
(d) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
Số quá trình xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(d) không xảy ra phản ứng hóa học
Câu 17.VD Cho các quá trình sau:
(a) Đinh sắt (iron) để trong không khí bị gỉ.
(b) Sự quang hợp của cây xanh.
(c) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
(d) Tách khí oxygen từ không khí.
Số quá trình xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 18.VD Cho một số nhận định sau:
(a) Biến đổi hóa học là sự biến đổi chất có sinh ra chất mới.
(b) Phản ứng hóa học chỉ xảy ra được khi có xúc tác hoặc đun nóng.
(c) Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên.
(d) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: | | | |
(a) Gas cháy tỏa nhiều nhiệt | (b) Phản ứng phân hủy đường tạo thành than và hơi nước | (c) Kẽm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo bọt khí | (d) Chất kết tủa tạo thành sau phản ứng |
Câu 2: Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước.
Câu 3: Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid thấy sủi bọt khí ở vỏ. Biết rằng hydrochloric acid đã tác dụng với calcium carbonate (chất có trong vỏ trứng) tạo ra calcium chloride, nước và khí carbon dioxide.
Câu 4: Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Khi đốt than ( carbon), than cháy trong không khí (tác dụng với oxygen) tạo ra khí carbon dioxide.
Câu 5: Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong khí oxygen tạo ra chất khí mùi hắc (sulfur dioxide).
Câu 6: Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Nước vôi trong (calcium hydroxide) để lâu trong không khí thì có một lớp váng màu trắng nổi lên trên bề mặt của dung dịch (chất rắn là calcium carbonate). Biết rằng khí carbon dioxide đã tham gia phản ứng và sản phẩm còn có nước.
Câu 7: Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
Trong lò nung đá vôi, calcium carbonate chuyển dần thành vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra ngoài.
Câu 8: Để sản xuất sulfuric acid (H2SO4) là một hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pyrite (FeS2). Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pyrite rồi nung ở nhiệt độ cao thu được iron (III) oxide (Fe2O3) và sulfur dioxide (SO2). Sau đó oxygen hóa sulfur dioxide bằng oxygen với xúc tác thích hợp ở 450 ℃ thu được sulfur trioxide (SO3). Cuối cùng cho sulfur trioxide vào nước người ta thu được sulfuric acid.
Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.
Câu 9: Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành maltose (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của maltose với nước chuyển thành glucose.
Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.
Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt
Câu 10: Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:
(a) Ngọn nến đang cháy.
(b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước.
(c) Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
(d) Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt).
(d) Phản ứng thu nhiệt vì cần cung cấp năng lượng để phản ứng xảy ra.
Câu 11: Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất?
Câu 12: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
BÀI 3: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
A.NỘI DUNG BÀI HỌCI. Định luật bảo toàn khối lượng
Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride
Tổng khối lượng của các chất phản ứng (barium chloride và sodium sulfate) = Tổng khối lượng của các chất sản phẩm (barium sulfate và sodium chloride).
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau:
............................................................................................................................
............................................................................................................................ - Lưu ý: Với các phản ứng hóa học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.
Giải thích: Trong phản ứng hoá học chỉ diễn ra sự thay đổi………………………………………………; số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản……………………………., khối lượng nguyên tử……………………………………. Vì vậy,…………………………………………………………….II. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Cho phương trình hóa học: A+B→C+D
-Phương trình theo bảo toàn khối lượng:
Trong đó: : khối lượng của các chất phản ứng
: khối lượng của các chất sản phẩm
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
Ví dụ: Tính khối lượng NaCl (Sodium chloride) tạo thành trong phản ứng hoá học khi biết các khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
Trong phản ứng hoá học ở thí nghiệm 1, biết khối lượng của BaCl2 (Barium chloride) và Na2SO4 (Sodium sulfate) đã tham gia phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam; khối lượng BaSO4 (Barium sulfate) tạo thành là 23,3 gam. Tính khối lượng của NaCl (Sodium chloride) tạo thành..
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng là:
Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride.
mBaCl2+mNa2SO4=mBaSO4+mNaCl⇒mNaCl=mBaCl2+mNa2SO4-mBaSO4
⇔mNaCl=20,8+14,2-23,3=11,7(g)
Vậy khối lượng của NaCl (Sodium chloride) tạo thành sau phản ứng là 11,7 gam.
Chú ý: Nếu biết khối lượng của (n - 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại. Với n là tổng số chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành.III. Phương trình hóa học
a.Phương trình hoá học là ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Phương trình hóa học của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen:
2H2 +O2 → 2H2O
b. Các bước lập phương trình hóa học
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và chất sản phẩm:
Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất và cân bằng nếu cần thiết.
Số nguyên tử: 2 2 2 1
Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng cách thêm hệ số phù hợp vào các chất.
Số nguyên tử: 4 2 4 2
Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hoá học.
- Ý nghĩa của phương trình hoá học
Phương trình hóa học cho biết:
............................................................................................................................
............................................................................................................................ ............................................................................................................................
............................................................................................................................
B.BÀI TẬP
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB: Điền vào chỗ trống: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm ... tổng khối lượng của các chất phản ứng."
A. lớn hơn B. nhỏ hơn C. bằng D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 2NB: Sơ đồ phản ứng hóa học của các chất: A + B ⇒ C + D. Phương trình bảo toàn khối lượng là:
A. mA+ mC= mB+ mD B. mA+ mD= mC+ mB
C. mA+ mB= mC+ mD D. mA+ mB= mC- mD
Câu 3NB: Trong một phản ứng có n chất (bao gồm cả chất phản ứng và chất sản phẩm), nếu biết khối lượng của bao nhiêu chất thì có thể tính được khối lượng của chất còn lại?
A. n −3 B. n – 2 C. n – 4 D. n - 1
Câu 4NB: Định luật bảo toàn khối lượng do những nhà khoa học nào tìm ra?
A. Lomonosov và Mendeleev B. Mendeleev và Lavoisier
C. Pasteur và Mendeleev D. Lomonosov và Lavoisier
Câu 5NB: Có mấy bước lập phương trình hóa học?
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 6NB: Cho sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ:
Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate → Sodium acetate + Carbon dioxide (khí) + Nước
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ trên.
A. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide - mNước
B. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide + mNước
C. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide - mNước
D. mAcetic acid + mSodium hydrogencarbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide + mNước
Câu 7NB: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
A. Lập phương trình hóa học gồm có 3 bước cơ bản.
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
C. Sơ đồ phản ứng chính là phương trình hóa học.
D. Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng cũng như giữa từng cặp chất trong phản ứng. Câu 8TH: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?
A. Tăng B. Giảm
C. Không thay đổi D. Không thể biết Hướng dẫn giải
Sắt phản ứng với Oxygen tạo thành gỉ sắt chính là oxide của Sắt nên khối lượng sẽ tăng.
Câu 9TH: Cho biết tỉ lệ giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình sau:
BaOH2 + CuSO4 → CuOH2 + BaSO4↓
A. 1 : 1 B. 1 : 2 C. 2 : 1 D. 2 : 3
Câu 10 TH: Nung đá vôi thu được sản phẩm là vôi sống và khí Carbon dioxide. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng đá vôi đem nung bằng khối lượng vôi sống tạo thành.
B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí Carbon dioxide sinh ra.
C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí Carbon dioxide cộng với khối lượng vôi sống.
D. Sau phản ứng khối lượng đá vôi tăng lên.
Câu 11 TH: Điền vào chỗ trống: ...Al + ...O2 → ...Al2O3
A. 2, 3, 1 B. 4, 3, 2 C. 4, 2, 3 D. 2, 3, 2
Câu 12: CaCO3 + X → CaCl2 + CO2 + H2O . X là?
A. HCl B. Cl2 C. H2 D. HO
Câu 13VD: Cho một thanh nhôm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được 26,7 gam muối nhôm và thấy có 0,6 gam khí hydrogen thoát ra. Tổng khối lượng của các chất phản ứng là:
A. 26 gam B. 27,3 gam C. 26,1 gam D. 25,5 gam
Câu 14VD: Sulfur cháy theo sơ đồ phản ứng sau:
Sulfur + khí oxyen → Sulfur dioxide
Nếu đốt cháy 48 gam sulfur và thu được 96 gam sulfur dioxide thì khối lượng oxygen đã tham gia vào phản ứng là:
A. 40 gam B. 44 gam C. 48 gam D. 52 gam
Câu 15VD: Cho 13,2 gam hỗn hợp Magnesium, Iron (Sắt), Zinc (Kẽm) cháy trong khí Oxygen, thu được 8 gam hỗn hợp chất rắn. Khối lượng Oxygen tham gia phản ứng là
A. 3,2 gam B. 4,8 gam C. 9,6 gam. D. 12,8 gam
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Đốt cháy 3,2 g Sulfur (lưu huỳnh) S trong không khí thu được 6,4 g sulfur dioxide. Tính khối lượng của oxygen đã phản ứng.
Bài 2: Lập PTHH của các phản ứng sau: - PhosphorusS + khí OxygenO2 → Phosphorus(V)oxideP2O5
- Khí hydrogen H2 + oxide sắt từ Fe3O4 → Sắt (Fe )+ Nước H2O
- Calcium carbonate (CaCO3) + hydrochloric acid (HCl) → Calcium chloride (CaCl2) + nước (H2O) + khí carbonic (CO2)
Bài 3. Trong phản ứng hóa học: barium chloride + sodium sulfate → barium sulfate + sodium chloride. Cho biết khối lượng của sodium sulfate Na2SO4 là 14,2 gam, khối lượng của barium sufate BaSO4 và sodium chloride NaCl lần lượt là: 23,3 g và 11,7 g. Hãy tính khối lượng của barium chloride BaCl2 đã phản ứng?
Bài 4. Đốt cháy m g kim loại Magnesium Mg trong không khí thu được 8g hợp chất Magnesium oxide (MgO). Biết rằng khối lượng Magnesium Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxygen (không khí) tham gia phản ứng.
a. Viết phản ứng hóa học.
b. Tính khối lượng của Mg và oxygen đã phản ứng.
Bài 5. Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxide là Calcium oxide CaO và Magnesium oxide MgO và thu được khí carbon dioxide.
a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đôlomit.
b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí carbon dioxide và 104 kg hai oxide các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là:
BÀI 4: MOL VÀ TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
A.NỘI DUNG BÀI HỌC - Các khái niệm
- Mol (n) là lượng chất có chứa .............................hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,...) của chất đó.
Số 6,022 × được gọi là số .................................., kí hiệu là .................... - Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính ………………………………… ……..…………….Đơn vị khối lượng mol ....................................................
- Thể tích mol (V)của chất khí là thể tích …………………………………….phân tử chất khí đó. Ở điều kiện chuẩn (………………………………………….) thể tích của các chất khí đều bằng .....................................................
- Công thức
a) Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và khối lượng chất (M)
n là ……………………………………
m là ……………………………………….
M là …………………………………………….
b) Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích chất khí (V) ở điều kiện chuẩn
Trong đó: n là số mol chất (mol)
V là ……………………………………………………………..
c) Tỉ khối của chất khí: - Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số ……………………………..của khí A và ...............................................của khí B. Tỉ khối của khí A so với khi B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
là …………………………………………………….
là khối lượng mol của hai khí A và B - Tỉ khối của một khí so với không khí: Để biết khí X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí X (Mx) với khối lượng mol trung bình của không khí (MKK) là 29 gam/mol.
là tỉ khối của chất khí đang xét với không khí
MX là khối lượng mol của chất khí đang xét (gam
B.BÀI TẬP
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1.NB Số Avogadro có giá trị là?
A. 6.1023
B. 6.10-22
C. 6.10-23
D. 6.1022
Câu 2.NB Khối lượng mol của một chất là gì?
A. Là khối lượng ban đầu của chất đó.
B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học.
C. Bằng 6.1023
D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Câu 3.NB 1 mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là
A. 2,24 lít
B. 24,79 lít
C. 22,4 lít
D. 24,79 ml
Câu 4.NB Điều kiện chuẩn có giá trị nhiệt độ và áp suất như thế nào?
A. Nhiệt độ 0oC, áp suất 1 bar.
B. Nhiệt độ 25oC, áp suất 1 bar.
C. Nhiệt độ 0oC, áp suất 1 atm.
D. Nhiệt độ 25oC, áp suất 1 atm.
Câu 5.NB Đơn vị của khối lượng mol là
A. gam/mol
B. gam
C. lít
D. mol
Câu 6. NBTỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB) được gọi là
A. khối lượng mol B. khối lượng C. mol D. tỉ khối
Câu 7. NB Thể tích mol là
A. Là thể tích của chất lỏng
B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó
C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
D. Thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu 8.TH Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?
A. 12 g/mol
B. 1 g/mol
C. 8 g/mol
D. 16 g/mol
Câu 9.TH Chọn đáp án sai:
A. Khối lượng của N phân tử CO2 là 18 g
B. = 18 g/mol
C. 1 mol O2 ở điều kiện chuẩn có thể tích là 24,79 lít
D. Thể tích mol của các chất khí bằng nhau khi ở cùng nhiệt độ và áp suất.
Câu 10.TH Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?
A. Khí methane (CH4)
B. Khí carbon oxide (CO)
C. Khí helium (He)
D. Khí hydrogen (H2)
Câu 11.TH Cho X có dX/kk = 1,52. Biết chất khí ấy có 2 nguyên tố nitrogen
A. CO
B. NO
C. N2O
D. N2
Câu 12.TH Tỉ khối hơi của khí lưu huỳnh đioxit (SO2) so với khí clo (Cl2) là
A. 0,19
B. 1,5
C. 0,9
D. 1,7
Câu 13.VD Tổng số nguyên tử các nguyên tố có trong 2 mol Fe2O3 là
A. 3,011.1023 nguyên tử
B. 6,022.1024 nguyên tử
C. 1,220.1024 nguyên tử
D. 4.1024 nguyên tử
Câu 14.VD Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mưa axit bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá trình sống, phát triển sản xuất. Một trong những tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit kể trên là chất khí A có công thức phân tử dạng RO2. Biết tỉ khối khí A so với H2 là 32. Công thức phân tử của khí A là?
A. SO2
B. CO2
C. NO2
D. H2S
Câu 15.VD Trong lòng hang sâu thường xảy ra quá trình phân huỷ chất vô cơ hoặc hữu cơ, sinh ra khí carbon dioxide. Các phân tử carbon dioxide trong hang sẽ có xu hướng
A. tích tụ ở trên nền hang
B. nằm lơ lửng ở giữa các khí khác
C. bị không khí đẩy lên trên
D. không xác định được
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Xác định số nguyên tử có trong
a) 3 mol nguyên tử Mg (magnesium)
b) 0,5 mol nguyên tử S (sulfur)
Câu 2: Tính số phân tử carbon dioxide và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1,5 mol carbon dioxide.
Câu 3: Tính khối lượng mol của
a) Phân tử khí nitrogen
b) Phân tử sodium hydrogen carbonate
Câu 4: Tại sao ngày xưa trong các hầm mỏ bỏ hoang lâu năm khi cần đi vào các khu mỏ đó thì người đi vào thường cầm theo một cây đèn dầu (hoặc nến) để cao ngang thắt lưng hay dẫn theo một con chó, nếu ngọn đèn tắt hay con chó sủa, có dấu hiệu kiệt sức, khó thở thì người đó sẽ không vào sâu nữa mà sẽ quay trở ra. Lí do? Giải thích?
Câu 5: Ngày nay người ta thường dùng khí helium để bơm vào các khinh khí cầu hoặc bóng thám không. Theo em, dựa vào tính chất nào mà khí helium lại có ứng dụng trên?
Câu 6: Tính số phân tử nước và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 3 mol phân tử nước.
BÀI 5: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Các bước tính khối lượng và số mol của chất tham gia, chất sản phẩm trong phản ứng hóa học:
Bước 1: Viết ………………………………………………..
Bước 2: Tính ............................ chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích:
n = mM , n = V24,79
Trong đó:
n: số mol (mol).
m: khối lượng các chất (gam).
M: khối lượng mol (gam/mol).
24,79(L/mol) thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất 1bar ở 250C.
Bước 3: …………………………………….để tìm số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm.
Bước 4: Tính …………………………………..của chất cần tìm:
m = n.M; V = n.24,79
2. Hiệu suất phản ứng : là ................... giữa lượng chất sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.
H = m sản phẩm thực tếm sản phẩm lý thuyết . 100 = n sản phẩm thực tến sản phẩm lý thuyết .100 = V sản phẩm thực tếVsản phẩm lý thuyết . 100%
Trong đó:
H: hiệu suất phản ứng (%)
msản phẩm thực tế: khối lượng sản phẩm thu được thực tế.
msản phẩm lí thuyết: khối lượng sản phẩm tính theo lí thuyết.
Vsản phẩm thực tế: thể tích thu được thực tế.
Vsản phẩm lí thuyết: thể tích tính được theo lí thuyết.
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB: Cho phương trình hóa học nhiệt phân muối calcium carbonate: Số mol CaCO3 cần dùng để điều chế được 0,2 mol CaO là
A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,4 mol. D. 0,1 mol.
Câu 2NB: Cho phương trình hóa học sau: Khối lượng Fe cần dùng để điều chế được 2 mol iron(III) chloride là
A. 3 mol. B. 2 mol. C. 1 mol. D. 1,5 mol.
Câu 3NB: Cho phương trình hóa học sau: Thể tích khí O2 (đkc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 1 mol KMnO4 là
A. 24,79 lít. B. 12,395 lít. C. 49,58 lít. D. 11,2 lít.
Câu 4NB: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Sau phản ứng thu được 7,437 lít (đkc) khí hidrogen thì số mol của Al đã tham gia phản ứng là
A. 0,3 mol. B. 0,2 mol. C. 0,1 mol. D. 0,15 mol.
Câu 5NB: Một nhà máy dự tính sản xuất 100 tấn NH3 từ N2 và H2 trong điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, khi đưa vào quy trình sản xuất thực tế chỉ thu được 25 tấn NH3. Hiệu suất của phản ứng sản xuất NH3 nói trên là
A. 4,0% gam. B. 25,0%. C. 40%. D. 2,5 %.
Câu 6NB: Một nhà máy dự tính sản xuất 80 tấn vôi sống CaO từ đá vôi. Tuy nhiên, khi đưa vào quy trình sản xuất thực tế chỉ thu được 25 tấn CaO. Hiệu suất của quá trình nói trên là
A. 25,0% gam. B. 31,25%. C. 32,0%. D. 30,5 %.
Câu 7TH: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Sau phản ứng thu được 7,437 lít (đkc) khí hidrogen thì khối lượng của Zn đã tham gia phản ứng là
A. 13,0 gam. B. 19,5 gam. C. 15,9 gam. D. 26,0 gam.
Câu 8TH: Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được FeSO4 và khí hidrogen. Nếu dùng 5,6 gam sắt thì số mol H2SO4 cần để phản ứng là bao nhiêu?
A. 1 mol. B. 0,1 mol. C. 0,2 mol. D. 0,3 mol.
Câu 9 TH: Cho 3 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 (trong điều kiện thích hợp):
Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây:
A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ thu được 2 phân tử nước, không còn phân tử H2 và O2.
B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 phân tử nước và còn 1 phân tử H2 dư.
C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 phân tử nước và còn 1 phân tử O2 dư.
C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 phân tử nước và còn 1 phân tử H2 dư.
Câu 10TH: Nếu đốt 12,0 gam carbon trong khí oxygen dư thu được 39,6 gam CO2 thì hiệu suất phản ứng là
A. 80%. B. 90,0%. C. 95%. D. 85%..
Câu 11TH: Đốt 32,0 gam Sulfur trong khí oxygen dư, tính khối lượng SO2 thu được nếu hiệu suất phản ứng đạt 80%.
A. 64 gam. B. 51,2 gam. C. 80 gam. D. 52,1 gam.
Câu 12VD: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam than đá (biết than đá có thành phần chính là carbon, chứa 4% tạp chất không cháy) thu được CO2. Thể tích khí oxi cần dùng (đkc) để đốt cháy hết lượng than đá trên là
A. 15,29 lít. D. 14,874 lít. B. 67,2 lít. C. 33,6 lít.
Câu 13VD: Cho hỗn hợp X (chứa 2,3 gam natri và 1,95 gam kali) tác dụng hết với nước, thu được khí hidrogen và dung dịch chứa NaOH và KOH. Thể tích khí hiđro thu được (đkc) là
A. 3,7185 lít. B. 1,85925 lít. C. 1,7353 lít. D. 2,6848 lít.
Câu 14VD: Trộn 4 gam bột sulfur với 14 gam bột sắt rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí. Khối lượng FeS thu được sau phản ứng là
A. 18 gam. B. 11,0 gam. C. 16 gam. D. 13 gam.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Đốt cháy hết 0,54 gam Al trong không khí thu được aluminium oxide theo sơ đồ phản ứng:
Lập phương trình hóa học của phản ứng rồi tính:
a. Khối lượng aluminium oxide tạo ra.
b. Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn
Câu 2. Đốt cháy hết 1 mol khí hydrogen trong 0,4 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.
Câu3. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ aluminium oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học sau:
a. Tính hiệu suất phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3, biết khối lượng nhôm thu được sau phản ứng là 51,3 kg.
b*. Biết khối lượng nhôm thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản ứng là 92%, tính khối lượng Al2O3 đã dùng
gam CaCO3 (thành phần chính của đá vôi), thu được vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2).
a. Hãy tính khối lượng vôi sống thu được sau khi nung, biết hiệu suất của phản ứng là 100%.
b. Hãy tính thể tích khí carbon dioxide thải ra ngoài môi trường (ở đkc), biết hiệu suất của phản ứng là 85%.
Câu 5: Lập phương trình hóa học của phản ứng giữa hydrochloric acid tác dụng với Zn theo sơ đồ sau:
Biết rằng sau phản ứng thu được 7,437 lít khí hydrogen (đkc), hãy tính:
a. Khối lượng Zn đã phản ứng.
b. Khối lượng hydrochloric acid đã phản ứng.
c. Khối lượng zinc chloride ZnCl2 tạo thành theo 2 cách
Câu 6: Nhiệt phân copper(II) nitrate Cu(NO3)2 thu được copper(II) oxide CuO, nitrogen dioxide NO2 và khí oxygen O2.
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b. Nếu nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam copper(II) nitrate với hiệu suất phản ứng 100% thì thu được bao nhiêu gam copper(II) oxide và bao nhiêu lít khí oxygen ở đkc?
c. Muốn thu được 6,1975 lít (đkc) hỗn hợp 2 khí NO2 và O2 thì phải nhiệt phân bao nhiêu gam copper(II) nitrate, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Câu 7: Trong công nghiệp, quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa (cực âm bằng sắt và cực dương bằng than chì, có màng ngăn điện cực) là cơ sở của công nghiệp sản xuất xút-chlorine.
Biết trong quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hòa xảy ra phản ứng theo sơ đồ sau:
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b. Trong thực tiễn, khí chlorine thu được từ phản ứng đã cho đang được sử dụng làm chất diệt trùng nước sinh hoạt ở nước ta. Hãy tính khối lượng NaCl (tấn) cần dùng trong 1 ngày để tạo ra lượng chlorine diệt trùng nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố lớn có dân số 7,1 triệu người.
Giả thiết:
─ Tiêu chuẩn nước sinh hoạt trung bình của 1 người dân thành phố trên là 200 lít nước/ngày.
─ Hàm lượng chlorine cần dùng để diệt trùng là 5 gam/1 m3 nước sinh hoạt.
─ Hiệu suất phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hòa là 100% Câu 8. Ở một nhà máy, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide Al2O3 theo sơ đồ phản ứng sau: Biết mỗi ngày công ty sản xuất 27 tấn Al. Tính khối lượng aluminium oxide đã dùng trong 1 ngày, giả sử hiệu suất phản ứng là 85% | |
BÀI 6: NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
A.NỘI DUNG BÀI HỌC - Các khái niệm:
- Dung dịch là ………………………………………………………………..
- Chất tan có thể là ....................., ............................... hoặc .................................. có thể tan được trong dung môi.
- Dung môi là ………………………………………………….
- Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là…………………………………………………., dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là……………………………………..
- Công thức:
a) Độ tan (S)
Độ tan ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………... - Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định:
Trong đó: mct là khối lượng chất tan được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa (g)
là khối lượng của nước (g)
S là độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định (g) - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước: Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều ........................ Còn một số chất khí tăng nhiệt độ, độ tan ................................
b) Nồng độ phần trăm (C%)
Nồng độ phần trăm (kí hiệu là ...................) của một dung dịch cho biết số …………………………….có trong ....... gam dung dịch.
Trong đó: mct là khối lượng chất tan (g)
mdd là khối lượng dung dịch (g)
C% là nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
mdd = mct + mdung môi
c) Nồng độ mol (CM)
Nồng độ mol (kí hiệu là ..................) của một dung dịch là ……………………có trong…….. lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/l và thường kí hiệu là M.
Trong đó: n là số mol chất tan (mol)
V là thể tích dung dịch (lít)
CM là nồng độ mol (M)
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB: Độ tan là gì?
A. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
B. Là số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
C. Là số gam chất đó không tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Câu 2NB: Ở nhiệt độ và áp suất nhất định, dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan đó được gọi là dung dịch: - bão hòa. B. chưa bão hòa. C. huyền phù. D. nhũ tương.
Câu 3NB: Dung dịch là hỗn hợp:
A. của chất rắn trong chất lỏng. B. của chất khí trong chất lỏng.
C. đồng nhất của chất rắn và dung môi. D. đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 4NB: Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:
A. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch bão hoà.
C. số gam chất tan có trong 100 gam nước.
D. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Câu 5NB: Nồng độ mol/lít của dung dịch là:
A. số gam chất tan trong 1 lít dung dịch. B. số gam chất tan trong 1 lít dung môi.
C. số mol chất tan trong 1 lít dung dịch. D. số mol chất tan trong 1 lít dung môi.
Câu 6NB: Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:
A. B.
C. D.
Câu 7NB: Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:
A. B. C. D.
Câu 8TH: Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Câu 8TH: Độ tan của NaCl trong nước ở 20oC là 36 gam. Khi hòa tan 14 gam NaCl vào 40 gam nước thì thu được dung dịch loại nào?
A. Chưa bão hòa. B. Quá bão hòa. C. Bão hòa. D. Huyền phù.
Câu 10 THTính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước?
A. 20 gam. B. 30 gam. C. 45 gam. D. 12 gam.
Câu 11 TH: Nồng độ của dung dịch tăng nhanh nhất khi nào?
A. Tăng lượng chất tan đồng thời tăng lượng dung môi.
B. Tăng lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
C. Tăng lượng chất tan đồng thời giữ nguyên lượng dung môi.
D. Giảm lượng chất tan đồng thời giảm lượng dung môi.
Câu 12 TH: Hòa tan 50 gam NaCl vào 450 gam nước thì thu được dung dịch có nồng độ là:
A. 15%. B. 20%. C. 10%. D. 5%.
Câu 13 VD: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%, khối lượng riêng gần bằng 1g/ml. Để pha chế 1 lít nước muối sinh lý thì cần dùng bao nhiêu gam NaCl và bao nhiêu ml nước cất (Dnước cất = 1g/ml)?
A. 9 gam NaCl, 1000ml nước cất. B. 9 gam NaCl, 991 ml nước cất.
C. 0,9 gam NaCl, 1000ml nước cất. D. 0,9 gam NaCl, 991 ml nước cất.
Câu 14 VD: Hòa tan 4 gam NaOH vào nước để được 400 ml dung dịch. Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 100 ml dung dịch này để được dung dịch có nồng độ 0,1M?
A. 150 ml. B. 160 ml. C. 170 ml. D. 180 ml.
Câu 15 VD: Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là:
A. 14 gam. B. 15 gam. C. 16 gam. D. 17 gam.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Ở 25oC, khi hòa tan 20 gam NaCl vào 40 gam nước thì thấy có 5,6 gam NaCl không tan được nữa. Tính độ tan của NaCl ở nhiệt độ trên.
Câu 2: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Al2(SO4)3, biết trong 2,5 kg dung dịch có hòa tan hết 34,2 gam Al2(SO4)3?
Câu 3: Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4, biết trong 4 lít dung dịch có hòa tan hết 400 gam CuSO4?
Câu 4: Trong phòng thí nghiệm có sẵn một dung dịch NaCl và các dụng cụ, thiết bị có sẵn. Em hãy trình bày cách xác định dung dịch NaCl này là bão hòa hay chưa bão hòa?
Câu 5: Nước chanh là một loại nước giải khát được chế biến từ nước cốt chanh (nước ép hay vắt từ quả chanh), pha loãng với nước và có thể được gia thêm đường, nước đá, lá bạc hà,…. Nước chanh có chứa rất nhiều vitamin C do vậy là liều thuốc rất tốt để phòng chống và chữa những bệnh do cảm lạnh. Nước chanh cũng chứa khá nhiều kali, có tác dụng giúp kiểm soát huyết áp ở người lớn tuổi. Uống nước chanh mỗi sáng không chỉ giúp giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch mà còn giúp đẹp da, cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Bằng kiến thức hóa học và sự hiểu biết của bản thân về pha các loại nước giải khát, hãy trình bày và giải thích cách pha một ly nước chanh thơm ngon, bổ rẻ để giải nhiệt vào mùa hè ở gia đình với các nguyên liệu chính sau:
Quả chanh Đường phèn dạng khối to Ly nước nóng Nước đá
Biết các dụng cụ dùng để pha ly nước chanh ở gia đình đã có sẵn, nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi không đáng kể trong suốt quá trình hòa tan các chất trong nước. Giả sử trong ly nước nóng và nước đá chỉ chứa duy nhất một chất là nước.
BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
. Tốc độ phản ứng hóa học là gì?
- Tốc độ phản ứng là …………………………………………………………………..
- Phản ứng hoá học xảy ra với những tốc độ rất………………….., có phản ứng xảy ra rất ………………. như phản ứng đốt cháy và phản ứng xảy ra rất ………….. như sự gỉ sắt.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học bao gồm: ………………………..
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
- Diện tích bề mặt tiếp xúc: ……………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
- Nhiệt độ: ………………………………………………………………….
- Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học: Nếu nồng độ càng .............., tốc độ phản ứng càng ...............................
- Chất xúc tác và ức chế:
+ Chất xúc tác ………………phản ứng, không bị thay đổi (cả về chất và lượng) sau phản ứng.
+ Chất ức chế ………………………..phản ứng. Các chất bảo quản là loại chất ức chế được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa sự thối rữa hay hư hỏng
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB. Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng.
B. Độ tan.
C. Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch.
D. Tỉ khối của chất khí.
Câu 2NB. Diện tích bề mặt tiếp xúc của _____________càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh. - chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chất tan.
Câu 3NB. Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ? - giảm xuống. B. tăng lên. C. lúc tăng lúc giảm. D. không đổi.
Câu 4NB. Khi giảm nồng độ của một chất tham gia phản ứng, phản ứng diễn ra với tốc độ? - tăng lên. B. giảm xuống. C. lúc tăng lúc giảm. D. không đổi.
Câu 5NB. Các phản ứng khác nhau thì
A. tốc độ phản ứng khác nhau.
B. tốc độ phản ứng vẫn giống nhau.
C. tốc độ phản ứng khác nhau không đáng kể.
D. tốc độ phản ứng chỉ khác nhau khi có chất khí tham gia.
Câu 6NB. Các chất bảo quản là loại_______được sử dụng trong thực phẩm để ngăn ngừa sự thối rữa hay hư hỏng. Đáp án phù hợp nhất điền vào chỗ trống là
A. chất ức chế. B. chất xúc tác.
C. chất tan trong dung dịch. D. chất không tan trong dung dịch.
Câu 7NB. Chất xúc tác là chất ___________
A. làm tăng tốc độ phản ứng không bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
B. làm giảm tốc độ phản ứng không bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
C. làm tăng tốc độ phản ứng bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
D. làm giảm tốc độ phản ứng bị thay đổi cả về (chất và lượng) sau phản ứng.
Câu 8 TH. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác.
Câu 9TH . Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để lên men rượu? - Chất ức chế. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ.
Câu 10 TH. Nung đá vôi ở nhiệt độ cao hơn để sản xuất vôi sống. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trên? - Chất ức chế. B. Nhiệt độ. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác.
Câu 11 TH. Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 12 TH. Trong hàn xì, để phản ứng đốt cháy acetylene xảy ra nhanh và cho nhiệt độ cao hơn, người ta dùng
A. oxygen trong không khí. B. oxygen nguyên chất.
C. hỗn hợp khí oxygen và khí nitrogen. D. hỗn hợp khí oxygen và carbon dioxide.
Câu 13 VD. Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO3 tan nhanh hơn?
A. Cốc 1 tan nhanh hơn. B. Cốc 2 tan nhanh hơn.
C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. D. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được.
Câu 14 VD. Có 3 cốc chứa 20ml dung dịch H2O2 cùng nồng độ. Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau.
Ở thí nghiệm nào có bọt khí thoát ra chậm nhất?
A. Thí nghiệm 2. B. Thí nghiệm 1.
C. Thí nghiệm 3. D. 3 thí nghiệm như nhau.
Câu 15 VD. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn (a), bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí (b). Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình biến đổi trên. | a) b) |
A. Nhiệt độ, xúc tác. B. Nhiệt độ, nồng độ.
C. Nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Nồng độ, xúc tác.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn, phản ứng nào xảy ra chậm hơn.
a) Than cháy b) Tinh bột lên men rượu
Câu 2: Cho hai mảnh Mg có cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm là 2M và 0,5M như hình vẽ dưới đây. Dự đoán lượng Mg ở ống nghiệm nào sẽ tan hết trước.
Câu 3: Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn?
a) Đốt cháy cồn.
b) Phản ứng lên men đường thành rượu.
Câu 4: Tại sao thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn?
Câu 5: Tiến hành thí nghiệm sau và so sánh tốc độ khí thoát ra trong hai bình tam giác.
Thí nghiệm
Hóa chất: Dung dịch HCl 1 M, đá vôi (CaCO3) dạng khối và dạng hạt nhỏ.
Dụng cụ: bình tam giác 100 mL, ống đong 50 mL, cân.
Tiến hành:
Bước 1: Cân khoảng 2 g CaCO3 dạng khối vào bình tam giác (1) và dạng hạt nhỏ cho vào bình tam giác (2)
Bước 2: Đong khoảng 20 mL dung dịch HCl, rót đồng thời vào mỗi bình tam giác.
Phương trình hóa học của phản ứng:
CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)
● So sánh lượng bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm.
● Nhận xét ảnh hưởng của diện tích bề mặt đá vôi (CaCO3) đến tốc độ phản ứng.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB: Cho các hiện tượng sau đây:
1) Đường cháy tạo thành than và hơi nước.
2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.
3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh.
4) Cô cạn nước muối được muối khan. Hiện tượng hóa học gồm
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 4.
Câu 2NB: Trong phản ứng sau, chất nào là sản phẩm ?
Hydrochloric acid + potassium carbonate → potassium chloride + carbon dioxide + nước
A. Hydrochloric acid, potassium carbonate
B. potassium chloride, carbon dioxide, nước
C. Hydrochloric acid, carbon dioxide
D. carbon dioxide, nước
Câu 3NB: Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:
Tỉ lệ các chất trong phương trình là
A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 1 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 2 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 2 : 2.
Câu 4NB: Khối lượng của 0,25 mol khí SO2 là
A. 33 gam B. 35 gam C. 16 gam D. 64 gam
Câu 5NB: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng B. Đều giảm
C. Phần lớn là tăng D. Phần lớn là giảm
Câu 6NB: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác.
Câu 7NB: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?
A. Tổng các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng.
B. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
C. Trong một phản ứng hóa học, tổng số phân tử chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.
Câu 8TH: Cho 2 mẫu BaSO3 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO3 tan nhanh hơn?
A. Cốc 1 tan nhanh hơn.
B. Cốc 2 tan nhanh hơn.
C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau.
D. BaSO3 tan nhanh nên không quan sát được.
Câu 9 TH: Sulfur (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng sulfur và khối lượng oxygen tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.
A. 1,6 gam. B. 3,2 gam. C. 4,8 gam. D. 6,4 gam.
Câu 10 TH: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
A. CO2, CH4, NH3 B. CO2, H2O, CH4, NH3
C. CO2, SO2, N2O D. N2, H2, SO2, N2O, NH3
Câu 11 TH: Hòa tan 70 gam MgCl2 vào 280 gam nước thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B?
A. 20% B. 30% C. 35% D. 40%
Câu 12 TH: Cho sơ đồ phản ứng sau:
K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + ?
Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là
A. 1 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 2. D. 1 : 3.
Câu 13 VD: Chất nào sau đây nặng hơn không khí?
A. SO2. B. H2. C. CH4. D. N2.
Câu 14 VD: Một cơ sở sản xuất vôi tiến hành nung 4 tấn đá vôi (CaCO3) thì thu được 1,68 tấn vôi sống (CaO) và một lượng khí CO2. Tính hiệu suất của quá trình nung vôi.
A. 70% B. 75% C. 80% D. 85%
Câu 15 VD: Hòa tan hoàn toàn 55 g NaNO3 vào 500 g nước ở 500C. Hạ nhiệt độ dung dịch tới 200C (biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 200C là 88g) thì:
A. Được dung dịch bão hòa
B. Được dung dịch chưa bão hòa
C. Có 11 g NaNO3 tách ra khỏi dung dịch
D. Có một lượng muối tách ra khỏi dung dịch mà không xác định được khối lượng
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium hydrocarbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước.
a) Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
b) Xác định chất tham gia và sản phẩm của phản ứng trên.
c) Hãy đề xuất phương trình phản ứng dạng chữ của quá trình đun nước sôi rồi để nguội.
Câu 2: Iron là nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể con người, nhưng sử dụng nguồn nước bị nhiễm Iron lại gây hại cho cơ thể. Khi nguồn nước tự nhiên có hàm lượng iron vượt tiêu chuẩn cho phép (nước sẽ có màu vàng và mùi tanh) sẽ cần phải xử lý để loại bỏ iron. Một trong những cách loại iron khỏi nước là dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) với lượng vừa đủ, cho tiếp xúc với không khí, kết tủa Fe(OH)3 tạo thành và được tách ra ở bể lắng. Giả sử trong nước chỉ có muối FeCl3, sẽ xảy ra phản ứng: Ca(OH)2 + FeCl3 → Fe(OH)3 + CaCl2
a) Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong phản ứng.
b) Giả sử khối lượng Fe(OH)3 thu được là 0,107 gam. Tính khối lượng Ca(OH)2 đã dùng.
c) Biết thể tích mẫu nước đem phân tích là 20ml. Tính nồng độ mol của mẫu nước đem phân tích, giả sử trong mẫu nước này chỉ gồm nước và FeCl3.
Câu 3: Lập phương trình hóa học các phản ứng sau:
a)
b)
c)
d) C2H6 + O2 → CO2 + H2O
e)
Câu 4: Nước muối sinh lý là dung dịch NaCl 0,9%. NưỚc muối sinh lý dùng để súc miệng (làm sạch răng, khử mùi hôi khoang miệng), rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, làm dịch truyền,… Tuy nhiên nước muối sinh lý tự pha ở gia đình chỉ nên dùng để súc miệng, rửa vết thương nhẹ chứ không nên nhỏ mắt hoặc thay thế dịch truyền.
a) Em hãy trình bày cách pha chế 400 gam dung dịch nước muối sinh lý từ nước cất và NaCl.
b) Vì sao không nên dùng nước muối sinh lý tự pha để nhỏ mắt hoặc thay thế dịch truyền?
Câu 5: Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
Câu 6: a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hoá học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây?
(1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.
(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.
(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước.
b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi lên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà?
Câu 7:
Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng.
c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.
Câu 8: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O
b) P2O5 + H2O → H3PO4
c) Fe(OH)3 →Fe2O3 + H2O
d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + NaCl
Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Câu 9:Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22.
a) Tính khối lượng mol khí A.
b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hoá học của phân tử khí A.
Câu 10: Đồ thị hình 1 biểu thị sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (toC).
a) Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là
A. (a), (b), (c). B. (b), (c), (d). C. (a), (c), (d). D. (a), (b), (d).
b) Ở 30 oC, chất có độ tan lớn nhất là
A. (a). B. (b). C. (c). D. (d).
c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là
A. (d). B. (c). C. (b). D. (a).
Câu 11: Viết công thức hoá học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.
Câu 12: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó, cho vào mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm: CaCl2, CO2 và H2O.
b) Ở ống nghiệm nào phản ứng hoá học sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
BÀI 8: ACID
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
I.KHÁI NIỆM ACID
- Acid là những hợp chất trong phân tử có………………………………………………….. Khi tan trong nước acid tạo ra ……………………………
- Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau: Acid ion H+ + ion âm gốc acid
Ví dụ:
HCl H+ + Cl-
Hydrochloric acid Ion hydrogen Ion chloride
H2SO4 2H+ + SO42-
Sulfuric acid Ion hydrogen Ion Sulfate
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị màu:
Dung dịch acid làm giấy quỳ tím chuyển sang màu .........................
2. Tác dụng với kim loại:
Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra ................... và ..............................
Acid + Kim loại ........................ + ...................................
Ví dụ:
Fe + 2HCl .................................. + ................
Iron Hydrochloric acid Iron (II) chloride Hydrogen
Zn + H2SO4 (loãng) ........................ + ....................
Zinc Sulfuric acid Zinc sulfate Hydrogen
III. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ ACID:
1. Hydrochcloric acid (HCl)
- Hydrochcloric acid có trong ................................ của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn.
- Hydrochcloric acid được sử dụng nhiều trong ……………………………..
- Một số ứng dụng quan trọng của hydrochcloric acid: Sản xuất tẩy rửa kim loại, sản xuất chất dẻo, điều chế glucose, sản xuất dược phẩm.
2. Sulfuric acid (H2SO4)
- Sulfuric acid là một hóa chất quan trọng được sử dụng nhiều trong……………………….
- Một số ứng dụng quan trọng của sulfuric acid: sản xuất giấy, acquy, chất dẻo, sơn, phân bón.
3. Acetic acid (CH3COOH)
- Acetic acid là một acid hữu cơ có trong ........................... với nồng dộ khoảng ......%.
- Một số ứng dụng của acetic acid: sản xuất tơ nhân tạo, thuốc diệt côn trùng, chất dẻo, phẩm nhuộm, dược phẩm
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1NB. Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..."
A. Đơn chất, hydrogen, . B. Đơn chất, hydroxide, .
C. Hợp chất, hydroxide, D. Hợp chất, hydrogen,
Câu 2 NB. Chất nào sau đây là axit?
A. CaO. B. H2SO4. C. NaOH. D. KHCO3.
Câu 3 NB. Chất nào sau đây không phải là axit?
A. NaCl. B. HNO3. C. HCl. D. H2SO4.
Câu 4 NB. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. NaOH. D. Na2SO4.
Câu 5 NB. Khi cho mẩu quỳ tím vào dung dịch axit carbonic acid thì quỳ tím
A. không đổi màu. B. chuyển vàng. C. chuyển xanh. D. chuyển đỏ.
Câu 6 NB. Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:
A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2.
C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2.
Câu 7 NB. Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Mg.
Câu 8 TH. Dãy các chất thuộc loại axit là
A. HCl, H2SO4, Na2S. B. Na2SO4, H2SO4, HNO3.
C. H2SO4, HNO3, Na2S. D. HCl, H2SO4, HNO3.
Câu 9 TH. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.
Câu 10 TH. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag.
Câu 11 TH. Dung dịch Hydrochloric acid tác dụng với Ion tạo thành:
A. Iron (II) chloride và khí hydrogen. B. Iron (III) chloride và khí hydrogen.
C. Iron (II) sunfide và khí hydrogen. D. Iron (II) chloride và nước.
Câu 12 TH. Axit nào tác dụng được với Mg tạo ra khí H2?
A. H2SO4 đặc, HCl. B. HNO3 loãng, H2SO4 loãng.
C. HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. HCl, H2SO4 loãng.
Câu 13 VD. Cho 5,6 g sắt tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thể tích khí H2 thu được (ở đktc):
A.1,24 lit. B. 2,479 lit. C. 12,4 lit. D. 24,79 lit.
Câu 14 VD. Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
Câu 15. Loại bỏ chất cặn trong ấm đun nước bằng cách dùng
A. Muối. B. giấm ăn hoặc chanh. C. Sulfuric acid. D. permanganate.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Viết sơ đồ tạo thành ion H+ từ Sulfurous acid (H2SO3), Phosphoric acid (H3PO4).
Câu 2: Cho các kim loại sau: Zn, Fe, Cu, Al, Ag, Mg tác dụng lần lượt với dung dịch hydrochloric acid (HCl) và sulfuric acid (H2SO4 loãng). Viết phương trình phản ứng (nếu có)
Câu 3: Cho 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại Copper và Iron. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a. Phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra.
b. Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng).
Câu 4: Cho 5,4 gam kim loại M (hóa trị III) tác dụng vừa hết với HCl thu được 6,72 khí H2 (đktc). Xác định kim loại M.
Câu 5: Cần phải làm gì nếu bản thân hoặc người thân xung quanh mình không may bị bỏng axit?
BÀI 9: BASE
A.NỘI DUNG BÀI HỌC - Khái niệm base
- Là những hợp chất trong phân tử có ……………….liên kết với nhóm ...................................(OH-). Khi tan trong nước, base sẽ tạo ra ion OH-.
- Ví dụ: NaOH | à | Na+ | + | OH- |
sodium hydroxide | | ion sodium | | ion hydroxide |
KOH | à | K+ | + | OH- |
potassium hydroxide | | ion potassium | | ion hydroxide |
Ca(OH)2 | à | Ca2+ | + | 2OH- |
calcium hydroxide | | ion calcium | | ion hydroxide |
Ba(OH)2 | à | Ba2+ | + | 2OH- |
barium hydroxide | | ion barium | | ion hydroxide |
- Gọi tên base: tên base = Tên kim loại ( kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị )+ hydroxide
Bảng 9.1. Một số base thông dụng Công thức hóa học | Tên gọi |
NaOH | sodium hydroxide |
KOH | potassium hydroxide |
Ca(OH)2 | calcium hydroxide |
Ba(OH)2 | barium hydroxide |
Mg(OH)2 | magnesium hydroxide |
Al(OH)3 | aluminium hydroxide |
Cu(OH)2 | copper (II) hydroxide |
Fe(OH)2 | iron (II) hydroxide |
Fe(OH)3 | iron (III) hydroxide |
- Phân loại base
- Base được chia thành 2 loại chính: …………………………………………………………………………………
- Base tan trong nước còn được gọi là ................... Ví dụ: NaOH, KOH, LiOH,…
- Tính tan của các base trong nước được trình bày trong bảng tính tan.
- Tính chất hóa học
- Làm đổi màu chất chỉ thị (thí nghiệm 1: xem SGK)
- Các dung dịch base làm quỳ tím hóa ...................... và làm phenolphthalein không màu hóa ........................
- Dùng quỳ tím và phenolphthalein để nhận biết dung dịch base.
Hình 9.4. Dung dịch NaOH làm quỳ tím hóa xanh |
Hình 9.5. Dung dịch NaOH làm phenolphtalein hóa hồng |
- Tác dụng với acid (thí nghiệm 2; 3: xem SGK)
Base + acid à ……………………… + ……………………….. - VD: Sodium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo thành sodium chloride:
NaOH + HCl à ............................ + ........................ - VD: Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo thành magnesium chloride:
Mg(OH)2 + 2HCl à ...................... + ...................... - Các base khác như KOH, Cu(OH)2,… khi tác dụng với acid cũng tạo thành muối và nước.
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 NB. Chất nào sau đây là base?
A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 2 NB. Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?
A. Fe(OH)2 B. KOH C. Cu(OH)2 D. Fe(OH)3
Câu 3 NB. Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức của calcium hydroxide?
A. CaO. B. Ca(OH)2. C. CaSO4. D. CaCO3.
Câu 4 NB. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH D. HCl.
Câu 5 NB. Nhóm các dung dịch có pH < 7
A. HCl, NaOH. B. Ba(OH2), H2SO4 C. NaCl, HCl. D. H2SO4, HNO3.
Câu 6 NB. Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide
A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Câu 7 NB. Dung dịch nào sau đây có pH < 7
A. NaOH. B. Ba(OH)2 C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 8 TH. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Base làm dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
B. Base làm giấy quỳ tím hóa xanh.
C. Kiềm là dung dịch base tan trong nước.
D. Base làm giấy quỳ tím hóa đỏ.
Câu 9 TH. Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là
A. phenolphtalein. B. quỳ tím. C. dung dịch H2SO4 D. dung dịch HCl.
Câu 10 TH. Dãy các base làm phenolphtalein hoá xanh là?
A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH.
C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3. D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3.
Câu 11 TH. Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là
A. Làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ B. Tác dụng với dung dịch acid
C. Còn có tên gọi khác là kiềm D. Làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.
Câu 12 TH: Ở bên hông một bao thực phẩm có ghi: " Không có hóa chất nhân tạo". Ở một bên khác, trong các thành phần được liệt kê, có "muối biển" là sodium chloride có rất nhiều trong nước biển. Sodium chloride cũng có thể điều chế nhân tạo bàng cách pha trộn hai hóa chất độc hại là Sodium hydroxide và hydrochloric acid. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên.
B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn Sodium chloride nhân tạ.
C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn.
D. Không có khác biệt hóa học nào giữa Sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo.
Câu 13 VD. Do tính chất cơ bản nhẹ và không độc, base này được sử dụng rộng rãi như một chất kháng acid để trung hòa acid trong dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ chua. Nó cũng được sử dụng như một chất nhuận tràng, chất chống mồ hôi, chất khử mùi dưới cánh tay, để điều trị vết loét, trong xử lý nước thải và như một chất chống cháy. Base trong phân tử được tạo bởi magnesium liên kết với nhóm hydroxide. Công thức base là
A. MgO B. MgOH C. Mg(OH)2 D. MgCl2
Câu 14 VD: Aluminium hydroxide là thành phần không thể thiếu trong ngành sản xuất gốm, sứ. Ngoài ra hợp chất này còn tác dụng với silicon và các oxide để tạo độ dẻo, ngăn chặn sự kết tinh để hình thành thủy tinh. Trong sản xuất giấy, các gốc hydroxide kết hợp với nhau sẽ giúp cho giấy bền và đẹp hơn, không bị nhòe mực, bằng cách cho hợp chất này cùng với muối ăn vào bột giấy.
Hãy có biết nguyên tố có phần trăm khối lượng lớn nhất trong aluminium hydroxide
A. Al B. O C. H D. OH
Câu 15 VD: Một base được dùng phổ biến để sản xuất các phụ gia cho dầu thô, xử lý nước để sản xuất các loại đồ uống như rượu hay đồ uống không cồn có công thức X(OH)2, trong đó X chiếm 54,054% (khối lượng). Công thức hóa học của base đó là:
A. Ba(OH)2 B. Ca(OH)2 C. Zn(OH)2 D. Mg(OH)2
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
Câu 2: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.
Câu 3: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết bằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hóa học: CaO + H2O Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.
Câu 4: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không?
Câu 5: Khi làm trong nước sông người ta thường dùng phèn chua cho thêm một ít vôi tôi (Ca(OH)2)? Tại sao? Biết phèn chua tan trong nước tạo các hạt keo Al(OH)3 kéo theo những hạt cặn lơ lửng xuống làm nước trong.
Câu hỏi 4: Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho các base KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với
a) dung dịch acid HClb) dung dịch acid H2SO4Các phương trình hoá học xảy ra:Câu hỏi 5: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau:a) KOH + ? ----> K2SO4 + H2Ob) Mg(OH)2 + ? -----> MgSO4 + H2Oc) Al(OH)3 + H2SO4 ----> ? + ?Câu hỏi 6: Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa acid HCl có trong dạ dày với các chất trên.Bài 10: THANG PHA.NỘI DUNG BÀI HỌCI. Thang pHĐể biểu thị độ acid, base của dung dịch người ta dung……………………..- Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường …………………………..- Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường………………….., pH càng lớn thì độ base của dung dịch càng lớn.- Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường …………………, pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn.=> Khi biết giá trị pH của dung dịch, dựa vào thang pH có thể biết được dung dịch có tính acid, base hay trung tính và biết được mức độ acid hoặc mức độ base của dung dịch.Khi sử dụng giấy chỉ thị màu để xác định pH của dung dịch cần phải đối chiếu với thang màu pH tương ứng. II. Ý nghĩa của pH- pH có ý nghĩa to lớn trong ................................- pH của môi trường có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của động vật và thực vật, do vậy phải quan tâm đến pH của môi trường đất, môi trường nước để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của người, động vật và thực vật.Một số VD về pH: III. Xác định pH dung dịch bằng giấy chỉ thị màuĐể xác định gần đúng pH của dung dịch, có thể dùng………………………..B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB: Phát biều không đúng là A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7. C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường acid có pH < 7.Câu 2NB: Thang pH được dùng để A. biểu thị độ acid của dung dịch. B. biểu thị độ base của dung dịch. C. biểu thị độ acid, base của dung dịch. D. biểu thị độ mặn của dung dịch.Câu 3NB: Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm rất hẹp khoảng A. 3,35-3,45. B. 5,35-5,45. C. 7,35-7,45. D. 9,35-9,45.Câu 4NB: Điền vào chỗ trống: "pH của môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của ... và ... ". A. cá, hoa. B. động vật, nấm. C. thực vật, lưỡng cư. D. thực vật, động vật.Câu 5NB: Thang pH thường dùng có các giá trị A. từ 5 đến 8. B. từ 1 đến 14. C. từ 1 đến 13. D. từ 1 đến 7.Câu 6NB: Chât có môi trường trung tính là A. HCl. B. CaCl2. C. NaOH. D. HNO3.Câu 7NB: Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm giấy quỳ tím A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. không đổi màu. D. không xác định được.Câu 8TH: Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây? A. Giá trị pH tăng thì độ acid giảm. B. Giá trị pH tăng thì độ acid tăng. C. Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh. D. Dung dịch có pH >7 làm quỳ tím hoá đỏ.Câu 9TH: Ở một số khu vực, không khí bị ô nhiễm bởi các chất khí như SO2, NO2,... sinh ra trong sản xuất công nghiệp và đốt cháy nhiên liệu. Các khí này có thể hòa tan vào nước và gây ra hiện tượng: A. Đất bị phèn, chua B. Đất bị nhiễm mặn C. Mưa acid D. Nước bị nhiễm kiềmCâu 10TH: Thứ tự trị số pH giảm dần của các dung dịch sau đây: KCl, NaOH, H2SO4 là? A. NaOH > H2SO4 > KCl. B. H2SO4 > NaOH > KCl. C. NaOH > KCl > H2SO4. D. H2SO4 > KCl > NaOH.Câu 11TH: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là A. quỳ tím và dung dịch HCl B. phenolphtalein và dung dịch BaCl2 C. quỳ tím và dung dịch K2CO3 D. quỳ tím và dung dịch NaClCâu 12TH: Đất có độ pH ≥ 6,5 là đất chua. Một mẩu đất lấy gần nhà máy sản xuất phosphate có pH = 2,5 và bị liệt vào dạng quá chua do ô nhiễm chất thải từ nhà máy. Để giảm bớt độ chua của đất, ta nên dùng biện pháp nào sau đây? A. Bón thật nhiều phân đạm ure B. Bón lượng vôi bột phù hợp C. Bón nhiều phân lân. D. Bón nhiều phân hữu cơ.Câu 13VD: Hình vẽ dưới đây cho biết độ pH của 1 số vật phẩm đo được. Quan sát và chọn đáp án đúng trong các đáp án sau: A. Chanh có độ pH (pH = 2.0) lớn hơn độ pH của HCl (pH = 0,1) nên chanh có tính acid mạnh hơn. B. Nước mưa và nước sinh hoạt có độ pH như nhau. C. Chất có tính acid mạnh nhất là HCl. D. Cho quỳ tím vào dung dịch chứa baking soda sẽ thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.Câu 14VD: Đổ dung dịch chứa 1 gam NaOH vào dung dịch chứa 1 gam HCl. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Không xác định được. Câu 15VD: Nhiệt độ thùng vôi mới tôi lên tới 150oC và có giá trị pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt ướt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi mới tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trông rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Hãy lựa chọn một phương pháp sơ cứu mà em cho là có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau: A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có độ pH < 7,0). B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên. C. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi. D. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng dấm ăn dội lên.II. TỰ LUẬNCâu 1: Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base. Dung dịch | pH | Tính acid/base |
nước lọc | 6-8,5 | |
nước chanh | 2-3 | |
nước ngọi có gas | 3-4 | |
nước rửa bát | <5,6 | |
giấm ăn | 2 - 3 | |
baking soda | 9 | |
Câu 2: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.Câu 3: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?Đáp án: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, chanh có tính acid. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ acid, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh lét là chứa chất kiềm.Câu 4: Tại sao những người bị bệnh viêm, loét dạ dày không nên ăn thức ăn quá chua hoặc quá cay hoặc uống nhiều rượu, bia, hoặc dùng các đồ uống có gas?Câu 5: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không?BÀI 11: OXIDEA.NỘI DUNG BÀI HỌCI. KHÁI NIỆM OXIDEOxide là hợp chất của………………………………………………………….. Ví dụ: ………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………II. PHÂN LOẠI OXIDE Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân chia thành bốn loại:+ Oxide base (basic oxides) ………………………………………………………….………………………………………………………Ví dụ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………+ Oxide acid (acidic oxides) là ……………………………………………………..………………………………………………………Ví dụ: ……………………………………………………………………………….………………………………………………………+ Oxide lưỡng tính (amphoteric oxides) ………………………………………………………………………………….…………………………Ví dụ: ………………………………………………………………………………….…………………………+ Oxide trung tính (neutral oxides) …………………………………………………………………………………………………….…………………………Ví dụ: ………………………………………………………………………1. Oxide base (basic oxide) Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo ra……………………………………………..Ví dụ: ………………………………………………………….2. Oxide acid (acidic oxide)Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo ra………………………………….Ví dụ: …………………………………………………..B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB. Oxide là A. Hỗn hợp các nguyên tố oxygen với một số nguyên tố hóa học khác. B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác. C. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác. D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.Câu 2NB. Oxide base là A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.Câu 3NB. Oxide acid là A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.Câu 4NB. Oxide lưỡng tính là A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. C. Những oxide tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid. D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.Câu 5NB. Oxide nào sau đây là oxide acid? A. SO2. B. Na2O. C. Al2O3. D. CO.Câu 6NB. Oxide nào sau đây là oxide lưỡng tính? A. SO2. B. Na2O. C. Al2O3. D. CO.Câu 7NB. Oxide nào sau đây là oxide trung tính? A. SO2. B. Na2O. C. Al2O3. D. CO.Câu 8TH. Một oxide được sử dụng phần lớn để sản xuất H2SO4. Ngoài ra, oxide đó còn được dùng để tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, làm chất diệt nấm mốc. Oxide đó là A. SO2. B. BaO. C. Al2O3. D. MgO. Câu 9TH. Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường nén khí của oxide nào ở áp suất cao để tăng khả năng hòa tan của oxide đó trong nước A. SO2. B. CO2. C. Cr2O3. D. CaO. Câu 10TH. Bóng cười (Funkyball hoặc Hippycrack) hay còn gọi là khí gây cười là một chất khí không màu, không mùi. Khi người dùng hít vào cho cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Bên cạnh đó, người dùng gặp ảo giác và các triệu chứng đau đầu, nôn, mệt mỏi, rùng mình,...Thành phần chính của bóng cười là oxide A. NO2. B. N2O. C. NO. D. CO.Câu 11TH. Dãy chất gồm các oxide acid là A. CO2, SO2, NO, P2O5. B. CO2, SO2, Na2O, NO2. C. SO2, P2O5, CO2, SO3. D. H2O, CO, NO, Al2O3.Câu 12TH. Dãy chất gồm các oxide base là A. CuO, NO, MgO, CaO. B. CuO, CaO, MgO, Na2O. C. CaO, CO2, K2O, Na2O. D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.Câu 13VD. Trên bề mặt của vỏ trứng gia cầm có những lỗ nhỏ nên vi khuẩn có thể xâm nhập được và hơi nước, cacbonđioxit có thể thoát ra làm trứng hỏng nhanh chóng. Để bảo quản trứng người ta thường nhúng vào dung dịch Ca(OH)2. Phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình này? A. CaO + H2O → Ca(OH)2. B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2. C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.Câu 14VD. Một oxide của sulfur có thành phần phần trăm của O bằng 50%. Biết oxide này có khối lượng mol phân tử là 64 gam/mol. Công thức hóa học của oxide là A. SO2. B. SO. C. SO3. D. SO4.Câu 15VD. Hòa tan 23,5 gam potassium oxide (K2O) vào 250 ml HCl thu được KCl và H2O. Nồng độ mol của HCl là A. 1M. B. 2M. C. 0,5M. D. 1,5M.II. TỰ LUẬNCâu 1: Trong các chất sau đây, chất nào là oxide: P2O5, NaOH, CO2, ZnCl2, K2O, SO3, FeSO4, CO, CuO, BaO, H2SO4, PbCl2?Chất oxide trong dãy là: P2O5, CO2, K2O, SO3, CO, CuO, BaO.
Câu 2: Vì sao tại các kho chứa than tổ ong không được sắp xếp than thành những đống lớn? Câu 3: Mưa axit là hàm lượng nước mưa có chứa hàm lượng axit cao hơn bình thường. Mưa axit ảnh hưởng đến đất đai, cây trồng, các công trình xây dựng. Nguyên nhân gây ra mưa axit là do hoạt động sản xuất công nghiệp, từ phương tiện giao thông quá trình phun trào núi lửa, cháy rừng… sản sinh ra các khí gây hiện tượng mưa axit. Thành phần chính của mưa acid là một số oxide. Vậy đó là những oxide nào? Câu 4: Trong sản xuất rượu vang, oxide nào được dùng làm chất chống oxi hóa, ức chế một số loại vi khuẩn, do đó có thể lưu trữ rượu được lâu hơn. Tuy nhiên, lượng oxide có trong rượu phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.Câu 5: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch HCl phản ứng với các chất sau: Na2O, CaO, MgO, Fe2O3BÀI 11: MUỐIA.NỘI DUNG BÀI HỌC1.Khái niệm muốiMuối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ................trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).2. Tên gọi của muối Tên muối =…………………………………………………………………….. nếu kim loại có nhiều hóa trịVí dụ: ………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………….3. Tính tan của muốiDựa vào khả năng tan trong nước, có thể chia muối thành 3 loại chính:Muối tan tốt trong nước: …………………………………….Muối ít tan trong nước: ………………………………………Muối không tan trong nước: …………………………….4. Tính chất hóa học của muối -Tác dụng với kim loại: Kim loại A + muối kim loại B --> ……………………………………………VD: ………………………………………………………………………………………………………..-Tác dụng với base:Muối + Base --> ………………………………………………VD: …………………………………………………………………………………………………….-Tác dụng với acid:Muối + Acid --> ………………………………………………………VD: …………………………………………………………………………………………………….-Tác dụng với muối:Muối A + Muối B --> ……………………………………………………VD: ……………………………………………………………………………………………………. 6. Một số phương pháp điều chế muốiOxide acid + Base → ................................................VD: ............................................................Oxide ………………………………………………………Base + Acid → ………………………………………VD: ......................................................................Kim loại M + Acid (HCl, H2SO4 loãng)→ ………………………….VD: ................................................................................Muối A + Muối B → ...............................................................VD: ..........................................................................Muối + Acid → …………………………………………………….VD: ………………………………………………………………………………….B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB. Điền vào chỗ trống: "Muối là những hợp chất được tạp ra khi thay thế ion ... trong ... bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ( )." A. OH−, baseB. OH−, acidC. H+, acidD. H+, baseCâu 2NB. Muối không tan trong nước là:A. CuSO4B. CaSO4C. Ca(NO3)2D. BaSO4Câu 3NB. Tính chất hóa học của muối làA. Tác dụng với kim loạiB. Tác dụng với axitC. Tác dụng với dung dịch bazơD. A, B, C đều đúngCâu 4NB. Công thức của calcium carbonate là: A. CaC2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. Ca(HCO3)2Câu 5NB. Hợp chất NaHSO4 có tên gọi là
A. sodium sunfat.
B. sodium sunfit.
C. sodium hydrogensunfat.
D. sodium sunfuricCâu NB6. Muối ăn có công thức hoá học là:A. Na2SO4.B. Na2CO3.C. NaCl.D. Na2SCâu 7NB. Muối nào sau đây không tan?A. KClB. KNO3C. ZnCl2D. ZnCO3Câu 8TH. Cho phương trình phản ứng:
Vậy Y làA. COB. H2C. Cl2D. CO2Câu 9TH. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:A. Có kết tủa trắng xanh.B. Có khí thoát ra.C. Có kết tủa đỏ nâu.D. Kết tủa màu trắng.Câu 10TH. Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?A. BaCl2, Na2SO4B. Na2CO3, Ba(OH)2C. BaCl2, AgNO3D. NaCl, K2SO4Câu 11TH. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit H2SO4 loãng?A. ZnSO4B. Na2SO3C. CuSO4D. MgSO3Câu 12TH. Cho các phát biểu sau:(1) Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.(2) Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.Số phát biểu đúng làA. 1B. 2C. 3D. 4Câu 13VD. Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?A. 7,84 lítB. 6,72 lítC. 8,68 lítD. 5,90 lít Câu 14VD. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?A. B. C. D. Câu 15VD. Muối được sử dụng làm bột nở cho bánh quy xốp là muối nào sau đây?A. B. C. D. II. TỰ LUẬNCâu 1: Gọi tên các muối sau: NaF, CuCl2, CaSO3, Ba(HCO3)2, KHSO4 Câu 2: Thạch nhũ trong hang động đá vôi được hình thành như thế nào? Câu 3: Tại sao thuốc muối chữa được bệnh đau dạ dày do ? Khi uống vào thường bị ợ hơi? Câu 4 Sodium sulfate ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp.a) Tìm hiểu qua internet, sách, báo, … hãy cho biết một số ứng dụng của sodium sulfate.b) Hãy viết 3 phương trình hoá học tạo sodium sulfate.Câu 5: Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng bằng đá vôi để ngoài trời? BÀI 13: PHÂN BÓN HÓA HỌCA.NỘI DUNG BÀI HỌC1.Khái niệm về phân bón hóa họcPhân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.Phân bón hóa học được chia thành 3 loại: - Phân bón đa lượng cung cấp cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.- Phân bón trung lượng cung cấp cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.- Phân bón vi lượng cung cấp cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B,Zn, Cu…2. Một sô loại phân bón đa lượng | Phân đạm | Phân lân | Phân kali | Phân hỗn hợp |
1.Khái niệm | Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen cho cây trồng. | Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus dưới dạng muối phosphate. | Phân kali là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng potassium ở dạng các muối. | Phân hỗn hợp chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. |
2.Tác dụng | - Kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả. - Tăng tỉ lệ protein thực vật. | - Kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi. - Tăng khả năng chống chịu của cây. | - Tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường… trong quả, củ, thân; - Tăng khả năng chống chịu của cây trồng ddooid với hạn hán, rét hại, sâu bệnh. | Giúp cây phát triển ở mọi giai đoạn. |
3.Các loại phân bón phổ biến | Urea – (NH2)2CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, phù hợp với nhiều loại đất. | - Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước, phù hợp cho đất chua, đất phèn, đất đồi núi dốc. | Potassium chloride-KCl dễ tan trong nước, không thích hợp cho đất nhiễm mặn. | Có nhiều loại tùy thuộc vào độ dinh dưỡng % N, P, K ghi trên bao bì. Phổ biến nhất là phân NPK chứa cả ba nguyên tố N, P, K. |
Amonium nitrate – NH4NO3 là chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước, phù hợp với nhiều loại đất. | - Supephotphate – Ca(H2PO4)2 dễ tan trong nước, làm đất chua. | Potassium sulfate - K2SO4 dễ tan trong nước, phù hợp với đất bazan và đất xám. |
Amonium sulfate – (NH4)2SO4 là chất rắn, màu trắng, tan tốt trong nước, không phù hợp với đất chua, mặn. | | |
3. Tác động của phân bón hóa học đến môi trường - Sử dụng phân bón hóa học tăng sản lượng, nhưng sủ dụng không hợp lí có thể gây ô nhiễm đất và nước.4. Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học- Biết nguồn gốc, chất lượng phân bón và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.- Bón đúng loại và đúng lúc, chia ra nhiều lần và đúng liều lượng.- Lựa chọn cách bón phù hợp loại cây, vụ sản xuất và đất.B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB: Một người làm vườn dùng (NH4)2SO4 để bón rau. Nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón này là A. N B. P C. K. D. SCâu 2NB: Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ sốA.% khối lượng NO có trong phânB.% khối lượng HNO3 có trong phânC.% khối lượng N có trong phânD.% khối lượng NH3 có trong phânCâu 3NB: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồngB. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khácC. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khácD. nguyên tố kali và một số nguyên tố khácCâu 4NB: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá họcA.CaCO3 B.Ca3(PO4)2 C.Ca(OH)2 D.CaCl2Câu 5NB: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2COCâu 6NB: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:A.Muối ăn B. thạch cao C. phèn chua D. vôi sốngCâu 7NB: Phân bón hóa học được chia thành các loại:A. đa lượng, đơn lượng, vi lượngB. đa lượng, đơn lượng, trung lượng C. đa lượng, trung lượng, vi lượng
D. trung lượng, vi lượng, đơn lượngCâu 8NB: Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng:A. N, P, K B. Ca, Mg, S
C. Si, B, Zn, Fe, Cu, ...D. Ca, P, CuCâu 9TH: Loại phân đạm nào sau đây có đọ dinh dưỡng cao nhất ?A. (NH4)2SO4. B. CO(NH2)2. C. NH4NO3. D. NH4Cl.Câu 10TH: Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% làA. 79,26%. B. 95.51%. C. 31,54%. D. 26,17%.Câu 11TH: Hầu hết phân đạm, amoni: NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4 không thích hợp cho loại đất chua là doA. muối amoni bị thủy phân tạo môi trường bazơB. muối amoni bị thủy phân tạo môi trường axitC. muối amoni bị thủy phân tạo môi trường trung tínhD. muối amoni không bị thủy phân.Câu 12TH:Khi bón cùng một khối lượng NH4Cl và NH4NO3, lượng N do NH4NO3 cung cấp cho cây trồng so với NH4Cl là A. Nhiều hơnB. Ít hơnC. Bằng nhauD. Chưa xác định đượcCâu 13VD: Một người làm vườn dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau. Thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón làA. 21,2% B. 46% C. 35% D. 26,1%Câu 14VD: Một người làm vườn dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau là A. 70g B. 106g C. 53,2g D. 39,7gCâu 15VD: Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịchA. NaOH B. Ba(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2II. TỰ LUẬNCâu 1: Giải thích câu ca dao: “ Lúa chiêm phất phới đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên ”Câu 2: Tại sao khi trời rét đậm không nên bón phân đạm?Câu 3: Tại sao tưới nước tiểu cho cây lại xanh tốt?Câu 4: Tại sao lại bón tro cho cây trồng?Câu 5: Tại sao một số người lại dùng phân đạm urea để bảo quản hải sản tươi lâu? Bảo quản hải sản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng không?ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2 - CTST - TÓM TẮT KIẾN THỨC
Khái niệm: Là hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium. Bao gồm muối tan, không tan hoặc ít tan trong nước. |
Điều chế muối: Oxide acid + Base → Muối + H2O Oxide base + Acid → Muối + H2O Acid + Base → Muối + H2O Kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,…) + Acid → Muối + H2↑ |
Tính chất hóa học: Muối KL(A) + KL(B)→ Muối KL(B) + KL(A) Muối + Base → Muối mới + Base mới Muối + Acid → Muối mới + Acid mới Muối (A) + Muối (B) → Muối (C) + Muối (D) Điều kiện: Sản phẩm có chất kết tủa/chất khí/nước |
Phân loại oxide: Oxide acid: phản ứng được với dung dịch base Oxide base: phản ứng được với dung dịch acid Oxide lưỡng tính: vừa phản ứng được với dung dịch acid, vừa phản ứng được với dung dịch base Oxide trung tính: không phản ứng được với dung dịch acid và dung dịch base |
Khái niệm: Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có nguyên tố oxygen. Oxide được tạo thành từ phản ứng giữa kim loại/phi kim với oxygen |
Khái niệm: Hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm OH. Base tan trong nước gọi là kiềm, tạo ra ion OH- (NaOH, KOH,…). Base không tan trong nước (Mg(OH)2, Al(OH)3,…). |
Tính chất hóa học: Làm quỳ tím hóa xanh. Làm dung dịch phenolphthalein hóa hồng. Base + Acid → Muối + H2O |
Khái niệm: Hợp chất mà phân tử có 1 hoặc nhiều nguyên tử H liên kết với gốc acid. Tan trong nước tạo ra ion H+ |
Tính chất hóa học: Làm quỳ tím hóa đỏ. Acid + Kim loại → Muối + H2↑ |
Ứng dụng: CH3COOH: Dược phẩm, tơ nhân tạo, chất dẻo, giấm ăn,… HCl, H2SO4: Chất tẩy rửa, acquy, tơ sợi, phân bón, giấy,… |
pH và môi trường sống: pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống. |
Khái niệm: Để xác định được độ acid hay base của dung dịch thì người ta dùng thang pH. |
Sử dụng phân bón: Bón phân không đúng cách sẽ làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến con người,… Cần bón phân đúng liều, đúng lúc, đúng loại phân, đúng cách. |
Khái niệm: Phân bón hóa học là hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng được dùng để bón cho cây trồng. Có 3 loại nguyên tố dinh dưỡng là nguyên tố đa lượng (N,P,K), nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S) và nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mn, Bo,…). |
Các loại phân bón: Phân đạm: bổ sung N, kích thích quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển nhanh, tăng năng suất cây trồng. Gồm: urea, đạm ammonium, đạm nitrate. Phân lân: bổ sung P, thúc đẩy quá trình ra rễ, tạo nhánh, phân cành, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường; cải tạo đất chua, bạc màu. Gồm: phân lân nung chảy, phân super phosphate. Phân kali: bổ sung K, thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. Gồm: phân kali trắng, phân kali đỏ. Phân N-P-K: bổ sung N, P, K, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Gồm: phân N-P-K hỗn hợp, phân N-P-K phức hợp. Gồm: phân lân nung chảy, phân super phosphate. Phân kali: bổ sung K, thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. Gồm: phân kali trắng, phân kali đỏ. Phân N-P-K: bổ sung N, P, K, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Gồm: phân N-P-K hỗn hợp, phân N-P-K phức hợp. Gồm: phân lân nung chảy, phân super phosphate. Phân kali: bổ sung K, thúc đẩy quá trình tạo ra chất đường, chất xơ, chất béo, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây. Gồm: phân kali trắng, phân kali đỏ. Phân N-P-K: bổ sung N, P, K, cung cấp các dưỡng chất, kích thích cây phát triển, tăng sức đề kháng cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất. Gồm: phân N-P-K hỗn hợp, phân N-P-K phức hợp. |
B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB: Cho các chất có công thức hóa học sau: CH3COOH, H2O, HNO3, KHCO3, H2S, HCl. Số chất là acid là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.Câu 2NB: Công thức hóa học của hợp chất base tạo bởi kim loại Zn là: A. ZnOH. B. Zn2(OH)2. C. Zn(OH)2. D. ZnCl2Câu 3NB: Cho các dung dịch: NaOH, K2SO4, HCl. Thứ tự tăng dần độ pH là: - HCl,NaOH,K2SO4. B. NaOH,K2SO4,HCl.
C. HCl,K2SO4,NaOH. D. NaOH,HCl,K2SO4.Câu 4NB: Dãy gồm các oxide base là: - ZnO, Na2O, Fe2O3. B. MgO, BaO, P2O5.
C. Na2O, CO, CuO. D. FeO, K2O, CuO.Câu 5NB: Dãy gồm các muối tan trong nước là:ZnCl2, Na2CO3, Fe2(SO4)3. B. MgSO4, Ba(NO3)2, AgCl. C. NH4NO3, CaCO3, CuCl2. D. FeCl2, BaSO4, Cu(NO3)2.Câu 6NB: Phân đạm nitrate có thành phần chính là: A. (NH2)2CO. B. Ca(NO3)2. C. NH4Cl. D. Ca3(PO4)2.Câu 7NB: Thúc đẩy quá trình ra rễ, tạo nhánh, phân cành là vai trò của loại phân nào: - Phân đạm. B. Phân lân kali.
C. Phân N-P-K. D. Phân lân.Câu 8TH: Cho phản ứng Na2SO3 + H2SO4 . Sản phẩm của phản ứng này là - Na2SO4 + H2SO3.
B. Na2S + H2S + H2O C. Na2SO4 + H2O + SO2. D. NaSO4 + HSO3.Câu 9TH: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra? - Ba(NO3)2+ NaCl
- Cu(NO3)2 + NaOH
- Ag + Cu(NO3)2
- NaNO3 + H2SO4
Câu 10TH: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:A. Quỳ tím và dung dịch HCl B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2 C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3 D. Quỳ tím và dung dịch NaClCâu 11TH: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng do chứa muối potassium carbonate. Công thức của potassium carbonate là A. NaCl. B. KCl. C. K2CO3. D. KOH.Câu 12TH: Các loại quả như khế, chanh, táo,.. thường có vị chua. Nguyên nhân gây ra vị chua trong các loại quả này là do có chứa loại chất hóa học nào: A. Acid. B. Base. C. Muối. D. Oxide. Câu 13VD: Cho các phát biểu sau: - Các khí NO2, SO2, CO2 có trong khí thải nhà máy công nghiệp là nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa acid.
- Các oxide acid như NO2, SO2, CO2 tác dụng với nước mưa tạo thành dung dịch acid.
(c) Mưa acid gây phá hủy các công trình kiến trúc bằng đá, kim loại.(d) Mưa acid không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì nồng độ acid thấp.Số phát biểu đúng: - 4. B. 3. C. 2. D.1.
Câu 14VD: Vôi ăn trầu có thành phần chính là A. CaO. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaC2.Câu 15VD: Thạch cao sống được dùng để bó bột, thành phần chính trong thạch cao là A. CaO. B. CaSO4. C. CaCO3. D. Ca(OH)2.II. TỰ LUẬN - Hãy mô tả các hiện tượng xảy ra khi
- Cho một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH, sau đó thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư.
- Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch phenolphthalein.
- Chỉ dùng dung dịch NaOH, hãy phân biệt mỗi dung dịch trong các dãy sau:
- Dung dịch NaCl, dung dịch CuSO4 và dung dịch MgCl2.
- Dung dịch Na2SO4, dung dịch FeCl2, dung dịch CuSO4 và dung dịch MgSO4.
- Có các muối: BaCO3, CuCl2, MgSO4. Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phương pháp sau:
- Oxide acid phản ứng với dung dịch base.
- Oxide base phản ứng với dung dịch acid.
- Base phản ứng với dung dịch acid.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trên. - Sodium sulfite được xem là hóa chất công nghiệp. Nó được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, thuộc da, dệt, nhuộm,…
- Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo sodium sulfite từ sulfur dioxide.
- Từ phương trình hóa học trên, tính thể tích sulfur dioxide (đkc) cần để tạo ra 1,26gam sodium sulfite.
- Hình vẽ sau đây giới thiệu các giá trị pH của một số sản phẩm hàng ngày:
Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
a) Giữa sữa và cam, loại nào có tính acid mạnh hơn?
b) Giữa xà phòng và dung dịch làm sạch bồn rửa, loại nào có tính base mạnh hơn?
c) Sản phẩm nào trung tính (không có tính acid hay tính base)?
d) Sản phẩm nào có tính acid mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên?
e) Sản phẩm nào có tính base mạnh nhất được hiển thị trong thang pH ở trên?
- Một số vật dụng bằng nhôm lúc còn mới có vẻ sáng bóng. Sau một thời gian, ta thấy lớp sáng bóng bị mờ đi. Hãy giải thích bằng phương trình hoá học.
- Tro bếp (hình bên) là sản phẩm đốt rơm rạ, cây thân gỗ hoặc củi khi đun nấu, ... Tìm hiểu qua sách, báo và internet, hãy cho biết tro bếp có chứa nguyên tố dinh dưỡng nào (đa lượng, trung lượng, vi lượng).
- Hàm lượng dinh dưỡng của phân kali được tính bằng %K2O theo khối lượng có trong phân bón. Một loại phân kali có chứa 85% potassium chloride, 15% còn lại là các chất không chứa potassium. Hãy tính hàm lượng dinh dưỡng của loại phân kali này.
- Magnesium chloride có nhiều ứng dụng trong y tế như: bào chế thuốc điều trị các bệnh về da, nhuận tràng…
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo magnesium chloride từ magnesium oxide.
b) Cho 8 gam magnesium oxide tác dụng hết với dung dịch HCl 2 M. Tính khối lượng magnesium chloride thu được và thể tích dung dịch HCl 2 M đã dùng
BÀI 14: KHỐI LƯỢNG RIÊNGA.NỘI DUNG BÀI HỌCI. Khái niệm khối lượng riêng- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.Công thức tính D = mV Trong đó:+ D là khối lượng riêng.+ m là khối lượng của vật liệu.+ V là thể tích của vật liệu.- Đơn vị thường dùng của khối lượng riêng là: kg/m3, g/cm3 hoặc g/mL1 kg/m3 = 0,001 g/cm31 g/cm3 = 1 g/mLII. Xác định khối lượng riêng bằng thực nghiệm- Xác định khối lượng riêng một vật gồm các bước tiến hành + Bước 1. Xác định khối lượng của vật.+ Bước 2. Xác định thể tích của vật.+ Bước 3. Xác định khối lượng riêng.B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1NB: Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.A. Chỉ cần dùng một cái cân.B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.D. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ.Câu 2NB .Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 có nghĩa là 1 sắt có khối lượng 7800kg.C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.Câu 3NB;Đo khối lượng riêng của chất lỏng cần:A. Bình chia độ B. CânC. Lực kế D. Bình chia độ và cânCâu 4 NB;Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?A. Khối lượng riêng của nước tăng.B. Khối lượng riêng của nước giảm.C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăngCâu 5 NB. Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ:A. 0°C B. 100°C C. 20°C D. 4°CCâu 6 NB Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?A. Chỉ cần dùng một cái cânB. Chỉ cần dùng một lực kếC. Cần dùng một cái cân và bình chia độD. Chỉ cần dùng một bình chia độCâu 7 NB. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhômB. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhômC. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhômD. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.Câu 8 NB. Đơn vị của khối lượng riêng là:A. B. C. D. Câu 9 TH. Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:A. D = 10d B. d = 10D C. d = D10 D. D + d = 10Câu 10 TH Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, vàng lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 19300 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khốiA. Nhôm B. Sắt C. Chì D. VàngCâu 11TH. Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?A. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nướcB. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏaC. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.D. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏaCâu 12 TH. Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 , D2 = 11300 . Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 0,69 B. 2,9 C. 1,38 D. 3,2Câu13 TH. Một quả cầu bằng kim loại có thể tích 20 cm3 và có khối lượng là 178g. Quả cầu đó được làm bằng: (Dchì =11300 ; Dsắt = 7800 ; Dnhôm = 2700 ; Dđồng= 8900 )A. Đồng B. Sắt C. Nhôm D. ChìCâu 14VD Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 . Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảngA. 1,6N. B. 16N. C. 160N. D. 1600N.Câu 15VD. Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?A. 1,264 B. 0,791 C. 12643 D. 1264 Câu 16VD. Khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảngA. 12,8cm3 B. 128cm3. C. 1.280cm3. D. 12.800cm3.Câu 17VD. Khối lượng riêng của nước đá vào khoảng 917 kg/m3. Do đó, 2 lít nước đá sẽ có trọng lượng khoảngA. 1,834N. B. 18,34N. C. 183,4N. D. 1834N.Câu 18VD. Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. Tính trọng lượng của một đống cát 3 m3.A. 60000N B. 30000N C. 50000N D. 45000NCâu 19VD Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800 ; thể tích 50 .Khối lượng của vật là:A. 312 kg B. 390 kg C. 390000 kg D. 156 kgCâu 20VD. Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính trọng lượng riêng của gạch.A. 13270 N/m3 B. 12654 N/m3 C. 42608 N/m3 D. 19608 N/m3Câu 21VD. Cho biết 13,5 kg nhôm có thể tích là 5 . Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?A. 2700 kg/m3 B. 2700 kg/dm3 C. 260 kg/m3 D. 270 kg/m3II. TỰ LUẬNCâu 1.Tính khối lượng của một khối nhôm hình hộp chữ nhật, có chiều dài 10 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 5 cm.Câu 2: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397 g và có thể tích 320 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3.Câu 3: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900 cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.Câu 4: Hòn gạch có khối lượng là 1,6 kg và thể tích 1200 cm3. Hòn gạch có hai lỗ, mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.Câu 5. Một bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 8 m, độ sâu của nước là 1,5 m, tính khối lượng của nước trong bể.BÀI 15: TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓA.NỘI DUNG BÀI HỌCI. Lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó- Khi một vật được đặt trong chất lỏng, nó sẽ chịu một lực hướng thẳng đứng từ dưới lên, được gọi là lực đẩy Acsimet.- Lực đẩy Acsimet mà chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, có chiều thẳng đứng lên trên.Độ lớn của lực Acsimet được tính bằng: FA = d . VTrong đó:+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).+ V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).+ FA là lực đẩy Acsimet (N).- Chú ý: Lực đẩy Acsimet không chỉ xuất hiện trong chất lỏng mà còn xuất hiện trong không khí.II. Điều kiện định tính để một vật nổi hay chìm trong một chất lỏng- Vật nổi lên khi khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của chất lỏng: dv < dl.- Vật lơ lửng trong chất lỏng khi khối lượng riêng của vật bằng khối lượng riêng của chất lỏng: dv = dl.- Vật chìm xuống khi khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng: dv > dl.B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1: Lực đẩy Ac si mét phụ thuộc vào các yếu tố:A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Câu 2: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimét là FA= d.V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào? A. Thể tích toàn bộ vật.B. Thể tích chất lỏng.C. Thể tích phần chìm của vật.D. Thể tích phần nổi của vật.Câu 3: 10 cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27000 N/m3) và 10 cm3 (trọng lượng riêng 13000 N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?A. Nhôm.B. Chì.C. Bằng nhau.D. Không đủ dữ liệu kết luận.GT:Vì hai vật này đều chìm dưới nước và chúng có thể tích bằng nhau nên thể tích của phần chất lỏng bị chúng chiếm chỗ là như nhau dẫn tới lực đẩy Acsimet tác dụng vào hai vật bằng nhau.Câu 4: Chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó một lực đẩy hướng thẳng đứng lên trên, lực đó có là:A. Trọng lực B. Lực ma sát C. Lực đẩy Acsimet D. Lực cảnCâu 5: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào các yếu tố:A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Câu 6:. Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:A. Thể tích của vậtB. Thể tích chất lỏng chứa vậtC. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗD. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗCâu :. Nhận định nào sau đây là đúng:A. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.B. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.C. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.D. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Câu 8:. Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?A. Cùng chiều với trọng lực.B. Tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.C. Có điểm đặt ở vật.D. Luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.Câu 9:. Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? Vì sao?A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Acsimet nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.D. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.Câu 10:. Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổiC. lực đẩy của nước D. lực đẩy của tảng đáCâu 11:. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?A. Lực đẩy Acsimet B. Lực đẩy Acsimet và lực ma sátC. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy AcsimetCâu 12:. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:A. Trọng lượng của vật B. Trọng lượng của chất lỏngC. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗD. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏngCâu 13:. Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu nào lớn nhất?A. Quả cầu đồngB. Quả cầu sắtC. Quả cầu nhômD. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên 3 quả cầu như nhauCâu 14.Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0.Câu 15.Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về số chỉ lực kế khi đó:A. Số chỉ lực kế tăng lên B. Số chỉ lực kế giảm điC. Số chỉ lực kế không thay đổi D. Số chỉ lực kế bằng 0.Câu 16.Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000 . Lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu là:A. 4000 N B. 40000 N C. 2500 N D. 40 NCâu 17. Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ nổi lên khi:A. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nướcB. khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của nướcC. khối lượng riêng của vật bằng hơn khối lượng riêng của nướcD. khối lượng riêng của vật lớn hơn hoặc bằng khối lượng riêng của nướcCâu 18. Khi thả một vật trong chất lỏng, vật sẽ chìm xuống khi:A. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng của nướcB. khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của nướcC. khối lượng riêng của vật bằng hơn khối lượng riêng của nướcD. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng riêng của nướcCâu 19. Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:A. 1,7 N B. 1,2 N C. 2,9 N D. 0,5 NCâu 20. Thể tích miếng sắt là 2 . Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước d = 10000 A. F = 10 N B. F = 20 N C. F = 15 N D. F = 25 NCâu 21. Ba vật khác nhau đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng vật ngập trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất? Hãy chọn thứ tự đúng về lực đẩy Acsimet từ lớn nhất đến bé nhất biết khối lượng riêng của đồng là 8900 , sắt là 7800 , nhôm là 2700 .A. Nhôm - sắt - đồng B. Sắt - nhôm - đồngC. Nhôm - đồng - sắt D. Đồng - nhôm – sắtCâu 22. Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 . Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000 . Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:A. 1 N; 8900 N/m3 B. 1,5 N; 8900 C. 1 N; 7800 D. 1,5 N; 7800 Câu 23. . Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.A. F1A > F2A > F3A B. F1A = F2A = F3A C. F3A > F2A > F1A D. F2A > F3A > F1AII. TỰ LUẬNCâu 1: Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước? Đáp án:Khi miếng đất nặn được nặn thành vật như hình 15.7b (kiểu dạng như chiếc thuyền) thì thể tích của nó chìm trong nước tăng lên dẫn đến lực đẩy Ác si mét tăng lên, khi đó lực đẩy Ác - si - mét lớn hơn trọng lượng của vật dẫn đến vật nổi trên nước.Câu 2: Tại cùng một nơi trên mặt đất, trọng lượng của một vật tỉ lệ với khối lượng của nó. Chứng minh rằng khi thả một khối đặc trong chất lỏng thì:- Vật chìm xuống nếu trọng lượng của nó lớn hơn lực đẩy Acsimet do chất lỏng tác dụng lên nó.- Vật nổi lên nếu trọng lượng của nó nhỏ hơn lực đẩy Acsimet do chất lỏng tác dụng lên nó.Đáp án:Trọng lượng của vật là: P = dvật . VvậtLực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là: FA = dchất lỏng. Vchất lỏng bị vật chiếm chỗKhi một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì Vchất lỏng bị vật chiếm chỗ = VvậtMà khi vật nổi lên thì dvật < dchất lỏng .Còn khi vật chìm xuống thì dvật > dchất lỏng Bài 16: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN A.NỘI DUNG BÀI HỌC1. Khái Niệm Áp suấtÁp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị épĐặc điểm của áp lực:+Có phương vuông góc với bề mặt bị ép+ Có chiều hướng vào bề mặt+ Điểm đặt: tại bề mặt bị épMột số ví dụ trong thực tế về áp lực Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường Là áp lực | Lực của ngón tay tác dụng lên đầu đinh Là áp lực Lực của mũi đinh tác dụng lên gỗ Là áp lực |
2. A`p lực- Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất.- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích mặt bị ép. | Trong đó: p: áp suất (N/m2) F: áp lực (N) S: diện tích mặt bị ép (m2) |
Đơn vị áp suất là pascal, kí hiệu Pa1Pa = 1 N/m2Một số đơn vị khácMilimet thủy ngân: 1 mmHg = 133,3 PaBar: 1 bar = 100 000 PaAtmosphere: 1 atm = 101 300 PaB. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.B. Trọng lực của tàu.C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.D. Cả 3 lực trên.Câu 2: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào: - phương của lực
- Chiều của lực
- Điểm đặt của lực
- Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 3: Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt.B. Mặt trênC. Mặt dướiD. Các mặt bênCâu 4: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.B. Đơn vị của áp suất là N/m2.C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.Câu 5:. Áp lực là:A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.Câu 6.Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.B. Trọng lực của tàu.C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray.D. Cả 3 lực trên.Câu 7. Đơn vị của áp lực là:A. B. Pa C. N D. Câu 8. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:A. phương của lực B. chiều của lựcC. điểm đặt của lực D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị épCâu 9. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.B. Đơn vị của áp suất là .C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.Câu 10. Khi nhúng một khối lập phương vào nước, mặt nào của khối lập phương chịu áp lực lớn nhất của nước?A. Áp lực như nhau ở cả 6 mặt. B. Mặt trênC. Mặt dưới. D. Các mặt bênCâu 11 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?A. B. p = F.S C. D. p = d.VCâu 12Muốn tăng áp suất thì:A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.Câu 13. Chọn câu đúng trong các câu sau:A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàuC. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường rayD. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.Câu 14. Chọn câu đúng:A. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào phương của lựcB. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào chiều của lực C. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào điểm đặt của lựcD. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị épCâu15 .Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác?A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép.B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép.C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật.D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép.Câu16. Muốn giảm áp suất thì:A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệB. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệC. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lựcD. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lựcCâu17. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất?A. B. Pa C. D. kPaCâu18. Đặt một bao gạo 60 kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8 . Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:A. p = 20000 B. p = 2000000 C. p = 200000 D. Là một giá trị khácCâu19. Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật BB. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật AC. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhauD. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật BCâu 20. Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B.A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật BB. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật AC. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhauD. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật ACâu 21. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đấtB. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đấtC. để tăng áp suất lên mặt đấtD. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đấtCâu 22. Câu nào sau đây đúng?A. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đấtB. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đấtC. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để tăng áp suất lên mặt đấtD. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đấtCâu 23. Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 . Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? Lấy g = 10 .A. pmax = 4000 Pa; pmin = 1000 Pa B. pmax = 10000 Pa; pmin = 2000 Pa C. pmax = 4000 Pa; pmin = 1500 Pa D. pmax = 10000 Pa; pmin = 5000 PaII. TỰ LUẬNCâu 1. Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn lại có thể bị lún bánh trên chính quãng đường này?Câu 2. Một xe tăng có trọng lượng 340000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của 1 ô tô nặng 20000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250 cm2. Dựa vào kết quả tính toán ở trên, hãy trả lời câu hỏi ở phần mở bàiCâu 3: Hình bên là một máy nén thủy lực được dùng để nâng ô tô trong các gara. Muốn có một lực nâng là 10000N tác dụng lên pit tong lớn, thì phải tác dụng lên pit tong nhỏ một lực bằng bao nhiêu? Biết pit tong lớn có diện tích lớn gấp 5 lần pit tong nhỏ và chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn áp suất từ pit tong nhỏ sang pit tong lớn. Câu 4: Tác dụng một lực f = 300N lên pittông nhỏ của một máy ép dùng nước. Diện tích pit tông nhỏ là 25 cm2, diện tích pittông lớn là 150 cm2. Tính áp suất tác dụng lên pittông nhỏ và lực tác dụng lên pittông lớn.Câu 5: Nguời ta dùng một cái kích thuỷ lực để nâng một vật có trọng lượng P = 30000N. Khi đặt vật này lên pít tông lớn thì lực cần thiết tác dụng lên pittông nhỏ là f = 100N. Mỗi lần nén xuống pít tông nhỏ di chuyển được một đoạn h = 30 cm. Sau 50 lần nén thì vật được nâng lên một độ cao là bao nhiêu? Bỏ qua các loại ma sát.Câu 6: Một phanh ô tô dùng dầu gồm 2 xi lanh nối với nhau bằng một ống nhỏ dẫn dầu. Pít tông nhỏ của xi lanh ở đầu bàn đạp có tiết diện 4cm2, còn pít tông lớn nối với 2 má phanh có tiết diện 8cm2. Tác dụng lên bàn đạp một lực 100N. Đòn bẩy của bàn đạp làm cho lực đẩy tác dụng lên pít tông nhỏ tăng lên 4 lần. Tính lực đã truyền đến má phanhBÀI 17. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍA.NỘI DUNG BÀI HỌC1: áp suất chất lỏng- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong nó ……………………………………. của áp suất chất lỏng càng lớn. - Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn …………………… - Công thức tính áp suất chất lỏng: Trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng d là trọng lượng riêng của chất lỏng. h là chiều cao của cột chất lỏng | |
Trong lòng chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm cùng độ sâu là ………………2 áp suất chất khíÁp suất khí quyển: …………………………………………………………….- Thêm hoặc bớt khối lượng khí trong bình có thể làm tăng, giảm áp suát khí trong bình kín- Áp suất khí quyển cũng tăng ……………………………..- Áp suất khí quyển gần mặt đất là lớn nhất và có giá trị khoảng ………………………Khi thay đổi áp suất đột ngột có thể gây ra …………………………………………- Áp suất không khí được ứng dụng để chế tạo một số dụng cụ phục vụ đời sống…………………………………..B. BÀI TẬPI. TRẮC NGHIỆMCâu 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.Câu 2. Công thức tính áp suất chất lỏng là:A. B. p = d.h C. p = d.V D. Câu 3Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.Câu 4. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.Câu 5. Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?A. Tăng B. GiảmC. Không đổi D. Không xác định đượcCâu 6. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.Câu 7. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng , chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thìA. p2 = 3p1 B. p2 = 0,9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0,4p1Câu 8. Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.A. 10 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 40 cmCâu 9. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 . Một lúc sau áp kế chỉ 860000 . Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 .A. 196m; 83,5m B. 160m; 83,5m C. 169m; 85m D. 85m; 169mCâu 10. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 , một lúc sau áp kế chỉ 1165000 . Nhận xét nào sau đây là đúng?A. Tàu đang lặn xuốngB. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngangC. Tàu đang từ từ nổi lênD. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngangCâu 11. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.Câu 12. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.hB. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.Câu 13. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.B. Con người có thể hít không khí vào phổi.C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 14. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?A. Càng tăng B. Càng giảmC. Không thay đổi D. Có thể vừa tăng, vừa giảmCâu 15. Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:A. 76 B. 760 C. 103360 D. 10336000 Câu 16. Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.A. 500 N B. 789,7 N C. 928,8 N D. 1000 NCâu 17. Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5 N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?A. 321,1 m B. 525,7 m C. 380,8 m D. 335,6 mCâu 18. Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780 mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320 m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 của nước biển là 10300 .A. Hộp bị bẹp lại B. Hộp nở phồng lênC. Hộp không bị làm sao D. Hộp bị bật nắpCâu19. Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.A. 8km B. 4,8 km C. 4320 m D. 3600 mCâu 20. Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là:A. 748 mmHg B. 753,3 mmHg C. 663 mmHg D. 960 mmHgII. TỰ LUẬNCâu 1: Nêu ví dụ về áp suất tác dụng vào chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.Câu 2: Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.Câu 3: Tính áp lực do khí quyển tác dụng lên một mặt bàn có kích thước 60 cm x 120 cm. Để tạo ra một áp lực tương tự, ta phải đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng bao nhiêu?Câu 4: Thí nghiệm bán cầu Magdebourg (Mác – đờ - bơc)Năm 1654, nhà khoa học Ghê – rich (Otto von Guericke) – Thị trường của Magdebourg tiến hành một thí nghiệm lịch sử: Úp chặt hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30 cm với nhau và hút không khí trong không gian giữa hai bán cầu. Hai đàn ngựa, mỗi đàn tám con kéo trừng bán cầu cũng không tách được hai bán cầu rời ra. Giải thích thí nghiệm này.Câu 5: Nêu và phân tích một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống.Câu 6: Một thợ lặn lặn sâu xuống độ sâu 32 m so với mặt nước biển. Tính áp suất ở độ sâu ấy biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Câu 7: Người ta dùng một lực 1000N để nâng một vật nặng 50000N bằng một máy thuỷ lực. Hỏi diện tích của pít tông lớn và pít tông nhỏ của máy thuỷ lực này có đặc điểm gì?