TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc các thông tin, tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi a. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì? b. Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày Sau khi trả lời, GV tiếp tục mở rộng. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát các nhóm làm việc - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết qủa các câu trả lời ( mỗi nhóm báo cáo một câu). Những HS còn lại lắng nghe ghi ý kiến của các bạn ra giấy nháp - Bước 4: Kết luận, nhận định: + Gv cùng HS nhận xét sau đó kết luận về nội dung câu trả lời. + GV tổng kết và rút ra kết luận: | - HS chia sẻ về những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày - HS trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm - Các nhóm HS báo cáo kết qủa các câu trả lời: + Tình huống nguy hiểm 1: Lừa đảo, trộm cắp tài sản. Hậu quả: Lan bị người phụ nữ lạ mặt đó đánh thuốc mê và lấy trộm đố nhà Lan. + Tình huống nguy hiểm 2: Các hiện tượng thiên tai (mưa đông, mưa đá, lốc xoáy, sét). Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản. + Tình huống nguy hiểm 3: Cháy nổ. Hậu quả: Ngôi nhà bên cạnh bị chảy và Hải đã bình tĩnh thoát khỏi sự ảnh hưởng của đám cháy. + Tình huống nguy hiểm 4: Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản | 1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó -Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội: + Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên + Tình huống nguy hiểm từ con người |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi. a. Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao? + Gào khóc thật to để người khác nghe chú ý + Nói thật thật rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi “ để người xung quanh phát hiện ra tới cứu giúp + Bỏ chạy b. Em cần làm gì để tránh gặp phải tình huống trên. GV tổ chức cho HS chia sẻ với bạn bên cạnh về các nội dung câu trả lời và sắm vai là nhân vật Hoa để để xuất cách ứng phó và phòng tránh nếu gặp trường hợp như vậy. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV cùng HS nhận xét kết quả trình bày của các nhóm và phân tích từng cách xử lí. Để tránh gặp phải tình huống này, GV mở rộng, hướng dẫn HS ghi nhớ quy tắc Năm “Luôn” và Năm “Không” * Năm “Luôn”:
| - HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi. - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm a. Ứng phó khi bị bắt cóc Để ứng phó khi bị bắt cóc chúng ta có thể sử dụng các cách: C1: Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: quan sát, nghiên cứu các chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy trong SGK để thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp: + Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn. + Khi bị kẹt trong đám cháy. + Khi bị lửa bén vào quần áo. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát HS làm việc - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn và chốt kiến thức, kĩ năng cầnnhớ trong phòng, chống cháy nổ. Lưu ý: Kết hợp dạy lí thuyết và thực hành ngoài trời cho HS nếu có điều kiện | - HS quan sát các chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy và cùng nhau thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm b. Ứng phó khi có hỏa hoạn: * Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn:
* Khi bị kẹt ở trong đám cháy: + Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy + Nằm xuống sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt + Dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người + Đóng tất cả các cửa chính, cửa số để cô lập đám cháy + Trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống làn qua lăn lại để đập lửa. |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV tổ chức cho HS trình bày dự án theo nhóm Bài luyện tập 2/34: - Tình huống 1 : Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm - Tình huống 2 : Trời nắng nóng, say khi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sống tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông Bài Xử lý tình huống 3.1/34: Đang trên đường đi học về, Hồng gặp một người lạ, tự xưng là bạn của mẹ và đề nghị đưa Hồng về nhà Bước 2,3: GV quan sát các nhóm trình bày Bước 4: Gv kết luận | HS trình bày dự án theo nhóm và nhậ xét, bổ sung cho nhóm bạn | * Luyện tập Bài luyện tập 2/34: Tình huống 1 :
|
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK a. Thông tin trên cho biết em cần làm gì: - Khi bản thân bị đuổi nước? - Khi gặp người bị đuối nước? b. Em có thể tránh được nguy cơ đuối nước bằng cách nào - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ | Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm c. Ứng phó khi bị đuối nước * Khi bị đuối nước cần:
+ Khi đi bơi ở ao, hồ, sông, biển cần tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm (thông thường ở các bãi tắm ven biển thường có cở đen) và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ. + Không nên di bơi một mình mà nên bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ. + Không được tự ý ra hồ, ao, sông suối, bãi biển chơi. Khi tham gia bơi lội cẩn được sự cho phép và giám sát của người lớn. |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK - Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp mưa dông, lốc, sét? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ | Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét * Khi gặp mưa dông, lốc, sét, em cần:
+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biến quảng cáo,... phía trên đầu. + Tránh các nơi trống vắng, quang đăng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp,... vì để bị sét đánh. + Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, nhà mái hiên bằng tôn, lều đã ngoại, hay đụng cụ cá nhân vì có thể dẫn điện, để gặp tại nạn. + Không đội mũ, áo, ô dù, đổ dùng có kim loại vì để bị sét đánh. + Không đứng thành nhóm người gần nhau. + Đi đường chú ý quan sát đây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu HS quan sát các bức tranh, đọc thông tin để trả lời câu hỏi: Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất? Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về cách nhận biết và ứng phó với một số tình huống nguy hiểm, sau đó tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua mục chốt nội dung trong SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ | HS quan sát các bức tranh, đọc thông tin để trả lời câu hỏi | 2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm e. Ứng phó khi gặp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất Khi xảy ra lũ quét, lx ống, sạt lở đất, em cần: + Thường xuyên xem dự báo thời tiết + Chủ động chuẩn bị phòng, chống ( đèn pin, thực phẩm, áp mưa,….) + Không đi qua sông, suối khi có lũ + Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn Để phòng, chống lũ ống, lũ quyest, sạt lở đất, chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc phá rừng và cac shoatj động khai thác khoáng sản, khai thác đá bừa bãi |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV tổ chức cho HS trình bày dự án theo nhóm Bài luyện tập 2/34: - Tình huống 3 : Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời đang mưa to và có thể xảy ra lũ quét. Bài Xử lý tình huống 3.2,3.3/34: - Tình huống 2 : Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bống mâu đen kéo tới, sấm chớp ầm âm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp - Tình huống 3: Trời đang mưa đá, một số bạn trong lớp rủ em chạy ra sân trường nhặt đá. Em sẽ làm gì trong tình huống này ? Bước 2,3: GV quan sát các nhóm trình bày Bước 4: Gv kết luận | HS trình bày dự án theo nhóm và nhậ xét, bổ sung cho nhóm bạn | * Luyện tập Bài luyện tập 2/34:
- Tình huống 2 : Khi đi đường, gặp mưa to cần tìm cách trú mưa an toàn như: toà nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá). Chú ý tránh đây điện, kim loại, biển quảng cáo,... phía trên đầu. Tuyệt đối không trú mưa đưới gốc cây vì để bị sét đánh hoặc nguy hiểm do cành cây bị gãy hoặc cây bị bật gốc. - Tình huống 3 : Cần khuyên các bạn không nên ra ngoài khi có mưa đá, dễ bị tai nạn ( đá rơi vào đầu, trơn trượt gây ngã,….) |
Tình huống nguy hiểm | Cách ứng phó |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Tác giả: Minh Nguyễn Hồng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn