TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện trong SGK và mời các HS trong lớp trả lời câu hỏi: a. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Hải? b. Em hiểu thế nào về tiết kiệm? GV có thể nêu thêm những câu hỏi gợi mở khai thác các tình tiết tiết trong câu chuyện như: + Mục tiêu tiết kiệm của bạn Hải là gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu và thảo luận, trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS phát biểu, nêu ý kiến của mình, những HS còn lại lắng nghe - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận | HS đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi trong SGK | 1. Thế nào là tiết kiệm ? * Khái niệm - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV hướng dẫn các nhóm học tập quan sát các bức tranh trong SGK để nêu được các biểu hiện tiết kiệm, chưa tiết kiệm ở nội dung các bức tranh. + Các nhóm kể thêm những biểu hiện tiết kiệm, lãng phí khác đối với tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện cho các nhóm lên trả lời, các nhóm còn lại bổ sung - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp ý kiến của các nhóm trên bảng PHT 1, yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và cùng HS rút ra kết luận về biểu hiện của tiết kiệm | Các nhóm học tập quan sát các bức tranh trong SGK để nêu được các biểu hiện tiết kiệm, chưa tiết kiệm ở nội dung các bức tranh. - Tranh 1: tiết kiệm sách vở, đồ dùng - Tranh 2: Tiết kiệm tiền - Tranh 3: Chưa tiết kiệm thời gian - Tranh 4: chưa tiết kiệm đồ dùng, thời gian, công sức - Tranh 5: tiết kiệm điện - Tranh 6: chưa tiết kiệm nước | * Biểu hiện của tiết kiệm - Chi tiêu hợp lí - Tắt các thiết bị điện và khóa vòi nước khi không sử dụng, - Sắp xếp thời gian làm việc kho học, sử dụng hợp lí - Khai thác hiệu quả tài nguyên ( nước, khoáng sản,…) - Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công,…. | ||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP 1
|
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho hs trình bày dự án bài tập 1/39 - BT1/39:+ Liệt kê biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng học tập của HS + Liệt kê biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của HS - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV tiếp tục phân tích những biểu hiện chưa tiết kiệm của HS và cách rèn luyện đức tính tiết kiệm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gợi ý HS nêu một vài biểu hiện chưa tiết kiệm của bản thân và các bạn trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Khuyến khích HS chia sẻ hậu quả của việc chưa tiết kiệm đó và nêu cách khắc phục. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp ý kiến của các nhóm yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và cùng HS rút ra kết luận về những biểu hiện chưa tiết kiệm của HS như: + Chỉ tiêu hoang phí, mua nhiều thứ không thật cần thiết... + Sử dụng bừa bãi, cầu thả đồ dùng, quần áo, sách vở. + Không có ý thức bảo vệ của công như về lên tường, làm hư hỏng bàn ghế... + La cà hàng quán, hao phí thời gian vào những cuộc chơi vô bổ,... + Dùng điện lãng phí (bật nhiều đèn, quạt, điều hoà...), không tắt các thiết bị khi không sử dụng,... + Để vòi nước chảy khi không cẩn thiết, sử dụng trang thiết bị rò rỉ nước,... | Các nhóm trình bày dự án và nhận xét cho nhóm bạn | * Luyện tập - BT 1/39 : + Liệt kê biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập : mua nhiều đồ dùng học tập những không dùng đến, bỏ quên đồ dùng, vở viết dở bỏ đi nhiều trang giấy trắng,…. + Một số cách tiết kiệm học tập : Bọc sách, giữ gìn cẩn thận ; Có túi nhỏ, đựng các dụng cụ bút, tảy,… để tránh bị rơi ; Sử dụng những tờ giấy trắng còn lại trong các vở ghi để làm nháp,… + Liệt kê biểu hiện lãng phí thời gian: Trễ hẹn, chơi trò chơi điện tử trong nhiều giờ, làm việc không có kế hoạch. + Một số cách tiết kiệm thời gian: Lập và thực hiện đúng thời gian biểu ; Sắp xếp công việc hợp lí.... | ||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP 1
|
Câu hỏi | Đáp án |
1. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. | A |
2. Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ? A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ. | C |
3. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Có làm thì có ăn B. Xài thoải mái C. Làm gì mình thích D. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động | D |
4. Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là : A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. | A |
5. Chọn câu phát biểu đúng? A. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc B. Mình làm thì mình xài thoải mái C. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm D. Tất cả đúng | C |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo phiếu học tập 1,2. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
PHIẾU HỌC TẬP 1 | |
Biểu hiện tiết kiệm | |
Tiền bạc | |
Của cải | |
Thời gian | |
Tài nguyên | |
Điện | |
Nước |
PHIẾU HỌC TẬP 2 | |
Câu hỏi | Đáp án |
1. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. | |
2. Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ? A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ. | |
3. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Có làm thì có ăn B. Xài thoải mái C. Làm gì mình thích D. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động | |
4. Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là : A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. | |
5. Chọn câu phát biểu đúng? A. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc B. Mình làm thì mình xài thoải mái C. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm D. Tất cả đúng |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Các nhóm học tập thảo luận về các trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi: + Trường hợp 1 với 2 câu hỏi: a. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa? b. Cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả gì? + Trường hợp 2 với câu hỏi: Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian + Trường hợp 3 với câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về các trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV hướng dẫn các nhóm nghiên cứu từng trường hợp, mời một vài đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV mời HS nhắc lại các ý nghĩa của tiết kiệm được rút ra từ ba trường hợp vừa nghiên cứu và kết luận: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động và đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. | HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày : + Trường hợp 1: Trong cuộc sống thường ngày, anh Hoà đã chỉ tiêu không tiết kiệm, kiếm được tiền nhưng tiêu hết không nghĩ đến ngày mai, đến những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Hậu quả là khi công việc gặp khó khăn, lại đau ốm nên không có tiển để trang trải cuộc sống. Vì thế, trong cuộc sống ai cũng phải tiết kiệm để có được những khoản tiển dự phòng cho những bất trắc có thể xây ra, nhờ đó mới làm chủ và tạo dựng được cuộc sống yên vui, hạnh phúc. + Trường hợp 2: Bạn Quang đã tiết kiệm thời gian bằng việc sắp xếp công việc hợp lí để thực hiện được những việc cần làm, những điều bản thân mong muốn. Tiết kiệm thời gian là rất quan trọng bởi vì thời gian đi qua không bao giờ trở lại. + Trường hợp 3: Phong trào “Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” là hoạt động giáo dục cơn người về ý thức tiết kiệm điện và năng lượng. Việc tiết kiệm diện, tiết kiệm năng lượng góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho gia đình và quốc gia. | 2. Ý nghĩa của tiết kiệm - Giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động - Đảm bảo cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Tổ chức hoạt động | Hoạt động của HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho mỗi nhóm thảo luận về cách thực hiện tiết kiệm theo bốn nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi: * Thực hiện tiết kiệm tiền: Bạn gái đã làm gì để tiết kiệm tiền? Hãy chia sẻ cách tiết kiệm tiền của em? * Thực hiện tiết kiệm thời gian: Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian như thế nào? Em hãy chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của bản thân * Thực hiện tiết kiệm nước: a. Nội dung các bức tranh nhắc em cần làm gì để tiết kiệm nước b. Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm nước. * Thực hiện tiết kiệm điện: Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm điện Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về biểu hiện, ý nghĩa của tiết kiệm, cách thực hiện tiết kiệm và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức ở SGK. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh, suy nghĩ và hoàn thành yêu cầu của GV theo nhóm - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS đại diện phát biểu lại + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. | - HS thảo luận, chia sẻ về cách tiết kiệm của bản thân | 3. Cách thực hiện tiết kiệm * Thực hiện tiết kiệm tiền : + Thực hiện tiết kiệm tiền: Bạn nữ trong tranh đã liệt kê những thứ cẩn mua vào giấy và mưa đúng như vậy thể hiện việc chỉ tiêu có kế hoạch, tránh lãng phí. + Thực hiện tiết kiệm thời gian: Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian bảng cách lập thời gian biểu ghi ra những việc cấn làm trong khoảng thời gian cụ thế và thực hiện đúng theo thời gian biểu đó. GV khuyến khích HS chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của bản thân. + Thực hiện tiết kiệm nước: GV nhãn mạnh nội dung các bức tranh nhắc em phải khoá vòi nước khi không sử dụng; thấy ống nước bị rò rỉ cần nhanh chóng gọi người tìm cách sửa chữa để tiết kiệm nước. + Thực hiện tiết kiệm điện: Có nhiều cách tiết kiệm điện như: tắt các phương tiện, thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng bóng đèn và các đồ dùng tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn, sử dụng khí, gió tự nhiên để không phải dùng quạt điện, điểu hoà.... |
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Tác giả: Minh Nguyễn Hồng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn