Bài tuyên truyền về Trường học an toàn, phòng chống TNTT

Chủ nhật - 08/08/2021 16:56
Bài tuyên truyền về Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Le khai giang nam hoc 20152016
Le khai giang nam hoc 20152016
Trường THCS Hồng Dương

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
  PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Kính thưa toàn thể quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Như chúng ta đã biết Tai nạn thương tích (TNTT) là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.Vì ở lứa tuổi THCS thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phong, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.  Vì vậy để hạn chế TNTT, hôm nay cô và các em  chúng ta cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh :
1. Tai nạn thương tích là gì ?
- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được.
- “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc cấp tính với các nguồn năng lượng với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống. Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương” không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho một người nào đó.
II. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
  - TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
  - TNTT do Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
 - Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.
 - Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
 - TN Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
 - Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TNTT
    Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường, chúng ta phải có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau:
1. Phòng ngã
+ Tránh chạy nhảy, đùa nghịch ở khu vực sân trường kém bằng phẳng.
+ Không chơi gần những nơi không an toàn như khu vực gần  lan can,
+ Không leo trèo lên cây, bàn ghế…
 2. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học:
+ Không mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.
+ Kh«ng g©y gæ ®¸nh nhau
-    X©y dùng mèi quan hÖ b¹n bÌ th©n thiÖn trong líp, trong tr­êng
-    Sèng chan hoµ víi mäi ng­êi
-    BiÕt l¾ng nghe ngư­êi kh¸c
-    Không được đùa giỡn quá mức
-  Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.
3. Phòng ngừa tai nạn giao thông:
- Các em thực hiện đúng luật lệ khi tham gia giao thông
+ Chấp hành đúng các biển báo giao thông.
+ Khi đi tới trường các em cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, 
+ Khi tan học ra khỏi cổng trường các em cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình, không tụ tập ở cổng trường gây ùn tắt giao thông.
+ Đi xe đạp không được đi dàn hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô…
+ Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
4. Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc, điện giật:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất
+ Thực hiện an toàn điện ở phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác.
5. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn:
+ Không  ăn quà bánh không rõ nguồn gốc.
+ Thực hiện ăn chín và uống nước sau khi đun sôi để nguội hoặc nước lọc có thương hiệu.
6. Phòng chống đuối nước
   +  Không  tụ tập, rủ nhau đi tắm cống, ao, hồ, sông … 
    +Nếu đi tắm hoặc tập bơi phải có áo phao bơi hoặc phao cứu sinh và có sự giám sát của người biết bơi.
       Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Vì vậy các em học sinh chúng ta phải thực hiện tốt các nội quy của trường lớp đề ra.
Xin trân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các thầy cô và các em!
                                                          Hồng Dương, ngày 01 tháng 6 năm 2020           
  Phê duyệt của BGH                                                              Cán bộ y tế                
                                                                                    

  Đỗ Thị Nhung                                                                   Nguyễn Thị Được                 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Vun đắp ước mơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây